Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bá quốc Bồ Đào Nha”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎top: sửa chính tả 3, replaced: Châu Âu → châu Âu using AWB
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 46:
Cựu [[Vương quốc Galicia]], sau đó bao gồm cả Bồ Đào Nha ngày nay cũng như phía nam đến tận Coimbra, được vua Alfonso VI trao lại như một bá quốc cho người con rể là [[Raymond xứ Burgundy]]. Tuy nhiên, quan ngại về quyền lực ngày càng tăng của Raymond khiến cho Alfonso vào năm [[1096]] phải tách Bồ Đào Nha và Coimbra ra khỏi Galicia và ban cho một người con rể khác là [[Henry, Bá tước Bồ Đào Nha|Henry xứ Burgundy]], vừa kết hôn với đứa con gái ngoài giá thú của Alfonso VI là [[Theresa, Nữ Bá tước Bồ Đào Nha|Theresa]].<ref>Simon Barton (1997), p.14</ref><ref>João Ferreira (2010), p.23</ref> Henry đã chọn Braga làm căn cứ địa cho bá quốc mới được thành lập là ''Condado Portucalense'' được biết đến vào thời này với tên gọi ''Terra Portucalense'' hoặc ''Província Portucalense'',<ref name="JoelSerrao">Joel Serrão (1990), p.145</ref> kéo dài cho đến lúc Bồ Đào Nha giành được độc lập và được [[Vương quốc León]] công nhận vào năm [[1143]]. Lãnh địa của nó bao gồm phần lớn lãnh thổ Bồ Đào Nha hiện tại giữa [[sông Minho]] và [[sông Tagus]].<ref name="JoelSerrao" />
 
Bá tước Henry tiếp tục công cuộc ''Reconquista'' ở miền tây Iberia và mở rộng lãnh địa của bá quốc mình. Ông cũng tham gia vào một số mưu đồ bên trong triều đình León cùng với người em họ Raymond và cô em dâu [[Urraca xứ Castile]], mà ông ủng hộ sự thăng thiên của Raymond được trở lại với lời hứa hẹn về quyền tự chủ và độc lập dành cho Bồ Đào Nha. Năm [[1111]] người Hồi giáo đã xâm chiếm [[Santarém, Bồ Đào Nha|Santarém]].<ref>Joel Serrão (1990), p.147</ref> Khi Bá tước Henry qua đời vào năm [[1112]], dân chúng của Bá quốc Bồ Đào Nha gồm cả những gia tộc quyền thế đều ủng hộ nền độc lập. Góa phụ của Henry là Theresa nắm quyền cai trị thay mặt cho đứa con trai nhỏ của mình, và tự mình liên minh với giới quý tộc Galicia để thách thức sự thống trị của cô em là bà chúa Urraca và có một thời gian ngắn sử dụng danh hiệu Nữ hoàng. Tuy nhiên, bà đã bị Urraca đánh bại vào năm [[1121]] và buộc phải chấp nhận một vị trí giúp ích cho nhà nước phong kiến León. Con trai của bà là [[Afonso Henriques]] đã nắm được quyền kiểm soát chính phủ vào năm [[1128]] sau khi đánh tan tành lự lượng của mẹ mình trong [[trận São Mamede]] ngay gần [[Guimarães]]. Sau trận đánh này, ông bắt đầu phô bày cái ấn với một chữ thập và từ "Bồ Đào Nha". Ông tiếp tục giành chiến thắng trong trận đánh nhờ sự hỗ trợ của giới quý tộc tỉnh [[Entre-Douro-e-Minho]], cuối cùng đã ca khúc khải hoàn trong [[trận Ourique]] năm [[1139]], dẫn đến việc công bố mình là Vua của Bồ Đào Nha. Đó là lần cuối cùng vào năm 1143 khi vị chúa tể trên danh nghĩa của ông là [[Alfonso VII xứ León và Castile]] mới chịu công nhận nền độc lập trên thực tế của Bồ Đào Nha theo [[Hiệp ước Zamora]].
 
==Danh sách bá tước==