Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Tùy”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 63:
==Lịch sử==
=== Quật khởi và thống nhất ===
Năm [[577]], Bắc Chu diệt [[Bắc Tề]], thống nhất [[Hoa Bắc]], quốc lực sau đó trở nên hưng thịnh, song Bắc Chu Tuyên Đế xa xỉ phô trương, đắm chìm song tửu sắc, chính trị hủ bại,<ref>《資治通鑑•第一百七十三卷》:「宣帝始立,即逞奢欲。大行在殯,曾無戚容,捫其杖痕,大罵曰:「死晚矣!」閱視高祖宮人,逼為淫慾。」</ref> còn đồng thời có năm vị hoàng hậu.<ref group="chú">gồm Thiên Nguyên Đại hoàng hậu [[Dương Lệ Hoa]], Thiên Đại hoàng hậu: [[Chu Mãn Nguyệt]], Thiên Trung Đại hoàng hậu [[Trần Nguyệt Nghi]], Thiên Tả Đại hoàng hậu [[Uất Trì Sí Phồn]] và Thiên Hữu Đại hoàng hậu [[Nguyên Lạc Thượng]].</ref> Ngoại thích Dương Kiên thừa cơ khiển trọng thần Bắc Chu ra ngoài kinh thành, dần dần kiểm soát triều chính. Ngày [[8 tháng 6]] năm [[580]], Bắc Chu Tuyên Đế bệnh mất, Dương Kiên trợ giúp Vũ Văn Xiển còn nhỏ tuổi lên kế vị, tức Bắc Chu Tĩnh Đế, Dương Kiên trở thành đại thừa tướng phụ chính. Tương châu tổng quản [[Uất Trì Huýnh]], Vân châu tổng quản [[Tư Mã Tiêu Nan]] và Ích châu tổng quản [[Vương Khiêm]] và những người khác bất mãn trước việc Dương Kiên chuyên quyền, do vậy liên hiệp làm phản, song bị các tướng [[Vi Hiếu Khoan]] và [[Vương Nghị]] và [[Cao Quýnh]] của Dương Kiên bình định. Ngày [[4 tháng 3]] năm [[561]]581, Bắc Chu Tĩnh Đế thiện nhượng đế vị cho Dương Kiên, Dương Kiên đăng cơ làm hoàng đế, tức Tùy Văn Đế, kiến quốc "Tùy", Bắc Chu mất. Tùy Văn Đế có ý muốn diệt Nam triều Trần, do vậy làm theo sách lược của Cao Quýnh: quấy nhiễu sản xuất nông nghiệp của Trần, phá hoại tích trữ quân sự của Trần, khiến Trần tổn thất trầm trọng, sức kiệt không kham nổi. Sau khi giành thắng lợi trước [[Đột Quyết]], năm [[587]], Tùy Văn Đế phế [[Tiêu Tông (Tây Lương)|Tây Lương Hậu Chủ]] Tiêu Tông, nước Tây Lương mất. Năm sau, Tùy phát động chiến tranh diệt Trần, Tùy Văn Đế mệnh [[Dương Quảng]], [[Dương Tuấn]] và [[Dương Tố]] là hành quân nguyên soái; Dương Quảng là tổng chủ tướng, Cao Quýnh là tham mưu, [[Vương Thiều (nhà Tùy)|Vương Thiều]] là [[tư mã]], phân binh thành tám đạo đánh Trần.
 
Dương Tố suất thủy quân tiến từ Ba Đông, xuôi [[Trường Giang]] về phía đông, liên hiệp với quân của [[Lưu Nhân Ân]] tại Kinh châu, chiếm lĩnh Diên châu (nay là cửa [[Tây Lăng Hiệp]] của Trường Giang, gần [[Chi Giang]]) và các vị trí phòng ngự khác của quân Trần ở thượng du. Do quân Trần ở trung du khi tiến từ [[Công An, Kinh Châu|Công An]] về phía đông cứu viện Kiến Khang thì lại bị quân Dương Tuấn chặn ở khu vực [[Hán Khẩu]], quân Tùy do vậy có được thuận lợi ở hạ du. Ở hạ du, quần chủ lực của Tùy thừa dịp triều Trần đang vui [[nguyên hội]] (tức [[Tết Trung Quốc|Xuân tiết]]) mà vượt Trường Giang. Hành quân tổng quản [[Hàn Cầm Hổ]], [[Hạ Nhược Bật]] hai quân tạo thành thế gọng kìm, cùng quân của [[Vũ Văn Thuật]] bao vây Kiến Khang. Ngày [[10 tháng 2]] năm 589, quân Tùy tiến vào thành Kiến Khang, bắt Trần Hậu Chủ. Không lâu sau, quân Trần ở các địa phương hoặc chịu đầu hàng theo hiệu lệnh của Trần Hậu Chủ, hoặc đề kháng quân Tùy song bị tiêu diệt, duy có [[Tiển phu nhân]] ở khu vực Lĩnh Nam bảo cảnh cứ thủ. Tháng 9 năm [[590]], Tùy phái sứ thần [[Vi Quang]] và những người khác đi an phủ Lĩnh Nam, Tiển phu nhân suất chúng nghênh tiếp sứ Tùy, các châu Lĩnh Nam đều trở thành đất Tùy.
Dòng 77:
"Khai Hoàng chi trị" và "Tùy triều thịnh thế" đến hậu kỳ Tùy Văn Đế thì dần suy lạc. Trong những năm cuối, Tùy Văn Đế đối với hình pháp thì đề xướng trọng hình hà khắc, cải biến chính sách "[[Vô vi (Đạo giáo)|vô vi nhi trị]]" vào tiền kỳ Khai Hoàng.<ref>《隋書•刑法志》:「盗一钱以上弃市,三人共盗一瓜均死,事發即時行決」</ref> Tùy Văn Đế trong lòng nghi kị công thần cũ, đại sát công thần và tướng lĩnh khai quốc. Tùy Văn Đế lúc này có xu hướng cố chấp, lấy Pháp gia trị quốc, không đoái hoài đến bách tính, quan hệ giữa ông và đại thần ngày càng xa cách, là nguyên nhân dẫn đến cục diện thiên hạ đại loạn vào cuối triều Tùy.<ref>《隋書•高祖紀》:「稽其亂亡之兆,起自高祖,成於煬帝,所由來遠矣」</ref>
 
Tùy Văn Đế ban đầu lập con cả [[Dương Dũng]] làm thái tử, song vì Dương Dũng có tính xa xỉ khiến cho Tùy Văn Đế không hài lòng, dần dần bị thất sủng. Con thứ là Dương Quảng và đại thần [[Dương Tố]] âm mưu cáo buộc "âm sự" của Dương Dũng, dần giành được tín nhiệm của Tùy Văn Đế. Năm 600, Tùy Văn Đế cải lập Dương Quảng làm thái tử, ngày [[13 tháng 8]] năm [[603]]604, Dương Quảng phát động "biến Nhân Thọ cung", Tùy văn Đế đột nhiên qua đời. Đến ngày [[21 tháng 8]], Dương Quảng kế vị, tức Tùy Dạng Đế, sau đó sát hại Dương Dũng và các huynh đệ khác.
 
=== Doanh mãn chi quốc ===