Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Văn Huy (quân nhân)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: “{{Tiểu sử quân nhân | tên= '''NGUYỄN VĂN HUY | hình= | ngày sinh= '''{{ngày sinh|1938|3|18}} (78 tuổi) | nơi sinh= ''' Sài Gòn, Việt…”
 
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 23:
 
===Quân đội Việt Nam Cộng hòa===
Tháng 10 năm 1959, thi hành lệnh động viên, ông trình diện nhập ngũ vào [[Quân đội Việt Nam Cộng hòa]], mang số quân: 58/106.282. Ông thi trúng tuyển vào trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt, nhập học khóa 16 mang tên "Ấp Chiến Lược"<ref> Khóa 16 Ấp Chiến Lược ở trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt là khóa đầu tiên áp dụng thời gian thụ huấn 4 năm giống như thời gian học của bậc Đại học *(không như những khóa trước áp dụng theo hệ Cao đẳng, chỉ thụ huấn 2 năm). Sinh viên sĩ quan khi tốt nghiệp ngoài bằng cấp quân sự, còn được cấp chứng chỉ tương đương với văn bằng Cử nhân.</ref> được khai giảng ngày 23 tháng 11 năm 1959. Ngày 22 tháng 12 năm 1962 mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc [[Thiếu úy]] hiện dịch. Ra trường, ông được chọn về Binh chủng Biệt động quân, tiếp tục thụ huấn thêm khóa đào tạo cán bộ Biệt động quân và khóa chiến thuật "Rừng núi sình lầy" tại [[Trung tâm Huấn luyện Biệt động quân Dục Mỹ|Quân trường Dục Mỹ]] trong thời gian 3 tháng.
 
Đầu tháng 4 năm 1963, rời quân trường Dục Mỹ, ông được được chuyển về Đại đội biệt lập Biệt động quân<ref> Đầu năm 1964, các đại đội Biệt động quân biệt lập thuộc Vùng 4 Chiến thuật, được Bộ Tổng Tham mưu làm nòng cốt để thành lập các Tiểu đoàn: 41, 42, 43 và 44 Biệt động quân. Đại đội biệt lập Thiếu úy [[Nguyễn Văn Huy]] đang phục vụ trở thành một trong bốn Đại đội thuộc Tiểu đoàn 44.</ref> giữ chức vụ Trung đội trưởng, đồn trú và hoạt động tại các tỉnh thuộc Quân đoàn IV và Vùng 4 Chiến thuật. Đầu tháng 11 cùng năm, sau cuộc [[Đảo chính Việt Nam Cộng hòa 1963|Đảo chính ngày 1 tháng 11 năm 1963]] lật đổ Tổng thống [[Ngô Đình Diệm]], ông được thăng cấp [[Trung úy]] và được cử làm Đại đội trưởng. Ngày 1 tháng 11 năm 1964 (kỷ niệm một năm ngày Cách mạng thành công), ông được đặc cách tại mặt trận thăng cấp [[Đại úy]] và được thăng chức lên làm Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 44 Biệt động quân.<ref> Tiểu đoàn 44 Biệt động quân sau khi thành lập là đơn vị tăng phái cho Sư đoàn 21 Bộ binh</ref>