Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trần Văn Chơn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 22:
 
===Quân đội Quốc gia Việt Nam===
Cuối năm 1951, từ Hàng hải Thương thuyền ông được tuyển chọn vào Quân chủng Hải quân. Theo học khóa 1<ref>Tốt nghiệp khóa 1 Sĩ quan Hải quân Nha Trang, sau này đều là sĩ quan cao cấp trong Quân chủng:<br/>'''-Ngành Chỉ huy:'''<br/>-Phó Đề đốc Trung tướng [[Chung Tấn Cang]] (SN 1926, nguyên Tư lệnh Hải quân 2 lần: lần thứ nhất từ 1963 đến 1965, lần thứ hai từ tháng 3 đến 4 năm 1975 và cũng là Tư lệnh cuối cùng)<br/>-Đề đốc Thiếu tướng [[Lâm Ngươn Tánh]] (SN 1928, nguyên Tư lệnh Hải quân từ 1974 đến tháng 3 năm 1975)<br/>-Hải quân Đại tá [[Lê Quang Mỹ|(Đại tá Hải quân VNCH)|Lê Quang Mỹ]] (SN 1926, Thiếu úy Bộ binh chuyển ngành, xuất thân khóa 2 Võ bị Huế, nguyên Tư lệnh đầu tiên Quân chủng Hải quân từ 1955 đến 1957)<br/>-Hải quân Đại tá '''Trần Văn Phấn''' (SN 1926, nguyên Tư lệnh Hải quân từ 1965-1966)<br/>-Hải quân Đại tá [[Hồ Tấn Quyền]] (SN 1927, nguyên Tư lệnh Hải quân từ 1959 đến 1953)<br/>'''-Ngành Cơ khí:'''<br/>-Hải quân Đại tá '''Đoàn Ngọc Bích''' (SN 1928, chức vụ sau cùng: Phụ tá Tư lệnh Hải quân, Phụ trách Tiếp vận)<br/>-Hải quân Đại tá '''Nguyễn Văn Lịch''' (SN 1930, sau cùng: Chỉ huy trưởng Hải quân Công xưởng)<br/>-Hải quân Đại tá '''Lương Thanh Tùng''' (SN 1931, sau cùng: Tham mưu phó tại Bộ Tư lệnh Hải quân)<br/>-'''Xem bài:''' [[Hải quân Việt Nam Cộng hòa|Quân chủng Hải quân VNCH]]</ref> tại trường Sĩ quan Hải quân Nha Trang, thuộc ngành Chỉ huy, khai giảng ngày 1 tháng 1 năm 1952. Với tổng số 9 khoá sinh (6 người thuộc ngành Chỉ huy và 3 người thuộc ngành Cơ khí), tất cả được đưa xuống Hàng không Mẫu hạm Arromanches để huấn luyện chuyên nghiệp, sau đó luân chuyển qua các Chiến hạm Viễn Đông của Hải quân Pháp như: Foudre, Lamotte Piquet v.v...<ref>Thời điểm này Trung tâm Hải quân Nha Trang đang mới được tiếp quản từ cơ sở cũ của Hải quân Pháp nên phải xây dựng lại</ref> Tháng 7 năm 1952, khóa học của ông trở về Nha Trang để tiếp tục thụ huấn. Ngày 1 tháng 10 cùng năm, mãn khóa tốt nghiệp Thủ khoa với cấp bậc Hải quân [[Thiếu úy]]. Ra trường, ông được điều động đi phục vụ trong Hải đoàn Xung phong và được giao chỉ huy 4 Trung vận đỉnh với nhiệm vụ mở đường, rà mìn và tuần tiễu.
 
Đầu tháng 10 năm 1953, ông được thăng cấp Hải quân [[Trung úy]] giữ chức Chỉ huy phó Hải đoàn Xung phong ở Vĩnh Long. Đầu năm 1954, ông được chuyển ra Bắc phần nhận chức Chỉ huy phó Hải đoàn Xung phong Ninh Giang. Tháng 6 cùng năm, Hải đoàn Ninh Giang di chuyển vào Nam, đặt căn cứ tại Mỹ Tho và cải danh thành Hải đoàn Mỹ Tho do Hải quân Đại úy Lê Quang Mỹ làm Chỉ huy trưởng.