Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cách mạng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, replaced: {{unreferenced|date=tháng 3 2016}} → {{chú thích trong bài}}, → using AWB
Dòng 1:
{{chú thích trong bài}}
{{unreferenced|date=tháng 3 2016}}
[[Tập tin:Prise de la Bastille.jpg|phải|350px|nhỏ|[[Bão táp ngục Bastille]], [[14 tháng 7]] năm [[1789]] trong [[Cách mạng Pháp]].]]
'''Cách mạng''' là xóa bỏ cái cũ để thay thế bằng cái mới tiến bộ hơn, là một sự thay đổi sâu sắc, thường là xảy ra trong một thời gian tương đối ngắn. Các cuộc cách mạng có thể dẫn đến thay đổi trong các [[các dạng chính phủ|thể chế chính trị]]-[[thể chế xã hội|xã hội]], hoặc thay đổi lớn trong một nền [[kinh tế]] hay [[văn hóa]]. Cách mạng đã từng xảy ra trong nhiều lĩnh vực như [[xã hội]], [[chính trị]], [[văn hóa|văn hoá]], [[kinh tế]], [[công nghiệp]]...
Dòng 12:
 
== Cách mạng chính trị và cách mạng xã hội ==
Cách mạng chính trị là sự thay đổi nhà cầm quyền hoặc hình thức tổ chức nhà nước hiện tại bằng nhà cầm quyền hoặc hình thức tổ chức nhà nước khác được một số người xem là tiến bộ hơn bằng phương pháp bạo động hoặc bất bạo động mà không tuân theo những thủ tục được pháp luật quy định. Cách mạng Chính trị thường được mô tả bởi [[bạo lực]], và những thay đổi lớn trong bộ máy quyền lực thường có kết quả hơn bằng việc sử dụng bạo lực, như ở cuộc [[Cách mạng Tháng Mười|Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917]] và [[Cách mạng Pháp]]. Một cuộc ''cách mạng chính trị'' có thể sử dụng vũ lực để lật đổ nhà cầm quyền, tiêu diệt những cá nhân bị xem là phản cách mạng (như đã xảy ra ở Pháp và Xô Viết); trong khi đó một cuộc ''cách mạng xã hội'' là thay đổi một xã hội như trong thời kỳ [[Phục Hưng]]. Tuy nhiên, những cuộc cách mạng xã hội thường không rõ ràng, hầu hết các cuộc cách mạng chính trị đều trở thành cách mạng xã hội, vì chúng có cơ sở triết học hoặc nền móng xã hội khi tiến hành cách mạng. Những cuộc cách mạng trong thế giới hiện đại có thể trở thành những cuộc cách mạng [[quyền tự do|tự do]] và [[cách mạng cộng sản]]. Trái lại, một cuộc [[đảo chính]] thường tìm kiếm sự thay đổi nhà cầm quyền hoặc đường lối chính trị hiện thời hơn là đặt mục tiêu cải cách xã hội dựa trên quan niệm, ý tưởng về một xã hội tốt đẹp hơn.
 
Một vài nhà [[triết học Chính trị]] coi các cuộc cách mạng giống như cái đích của mình. Hầu hết những [[chủ nghĩa vô chính phủ|người vô chính phủ]] ủng hộ cách mạng xã hội như chứng kiến sự đổ vỡ của bộ máy nhà nước và thay thế vào đó một tình trạng xã hội không có thứ bậc. Chẳng hạn trong số những người theo [[Chủ nghĩa cộng sản]] và [[Chủ nghĩa Marx|Chủ nghĩa Mác]], có một sự tách biệt giữa người ủng hộ [[nhà nước Xô Viết]] (phái chính thống [[chủ nghĩa Marx|chủ nghĩa Mác]]) xem nhà nước này là công cụ của giai cấp vô sản và những người chỉ trích nhà nước Xô Viết xem đây là hệ thống quan liêu cai trị xã hội nhân danh giai cấp vô sản (phái theo [[Chủ nghĩa Trotsky]]).