Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Khởi nghĩa Warszawa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n clean up, replaced: → (3), [[Thể loại:Các trận đánh trong Chiến tranh thế giới thứ hai → [[Thể loại:Các trận đánh trong Thế chiến thứ hai using AWB
Dòng 22:
Cuộc '''Khởi nghĩa Warszawa''' ({{lang-pl|powstanie warszawskie}}) là một cuộc nổi lớn diễn ra trong thế chiến thứ hai do lực lượng kháng chiến Ba Lan [[quân đội Krajowa]] ({{lang-pl|Armia Krajowa}}) tiến hành để giải phóng [[Warszawa]] từ tay Đức quốc xã. Cuộc nổi dậy được tiến hành nhằm vào thời điểm quân đội Xô-viết đang tấn công tiếp cận tuyến sông Wisla. Theo nhận định của những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa này, trước sức ép của quân đội Liên Xô, quân Đức sẽ buộc phải rút chạy. Tuy nhiên, quân đội Đức Quốc xã không những không bỏ Warszawa mà còn tập trung về đây 5 sư đoàn xe tăng và các sư đoàn bộ binh mạnh cùng nhiều đơn vị cơ giới SS, cảnh vệ, cảnh sát và quân lê dương. Một mặt, các sư đoàn xe tăng Đức đã chặn đứng cuộc tấn công của xe tăng Liên Xô ở bờ Đông sông Wisla, phong tỏa ác đầu cầu, buộc quân Liên Xô phải dừng lại. Mặt khác, các lực lượng SS và cơ giới Đức dưới quyền chỉ huy của tướng SS gốc Ba Lan Erich von dem Bach-Zalewski đã tập hợp đủ lực lượng đánh bại quân khởi nghĩa Ba Lan, tàn sát thường dân Ba Lan. Liên Xô và các đồng minh Anh, Hoa Kỳ đã tổ chức cầu hàng không để tiếp tế cho những người khởi nghĩa và dùng không quân để yếm hộ cho họ. Tuy nhiên, các hoạt động đường không đã không thể xoay chyển được tình thế trên mặt đất.
==Diễn biến==
Cuộc nổi dậy bắt đầu từ ngày 1 tháng 8 năm 1944, là một phần trong kế hoạch nổi dậy trong toàn quốc, tức [[Chiến dịch Tempest]], khi Hồng quân [[Chiến dịch Lublin-Brest|tiến về Warszawa]]. Mục tiêu chính của quân Ba Lan là đánh đuổi quân Đức khỏi thành phố, góp phần vào nỗ lực của phía Đồng minh nhằm đánh bại [[phe Trục]]. Mục tiêu thứ yếu là nhằm giải phóng Warszawa trước quân Liên Xô, nhằm khẳng định chủ quyền của Ba Lan, bằng cách năng cao uy thế của Chính phủ lưu vong Ba Lan tại London, trước khi Ủy ban Giải phóng dân tộc Ba Lan, do Liên Xô hỗ trợ, giành chính quyền. Ngoài ra, nguyên nhân trước mắt còn phải kể đến việc Đức bố ráp thanh niên Ba Lan, và Đài phát thanh Moscow kêu gọi khởi nghĩa.{{fact|date = ngày 7 tháng 1 năm 2013}}
 
Ban đầu, phía Ba Lan thiết lập quyền kiểm soát trên hầu hết thành phố, nhưng phía Liên Xô lờ đi các nỗ lực của Ba Lan nhằm thiết lập liên lạc qua radio, và ngừng tiến xa hơn ngoại vi thành phố.{{fact|date = ngày 7 tháng 1 năm 2013}} Giao tranh quyết liệt giữa quân Đức và quân nổi dậy Ba Lan diễn ra. Tới ngày 14 tháng 9, Quân đoàn 1 Ba Lan (quân Ba Lan dưới quyền chỉ huy của Liên Xô) chiếm được bờ đông sông [[Wisła]] đối diện với các vị trí của quân nổi dậy; nhưng chỉ 1.200 người vượt được sang bờ tây, và họ không nhận được tiếp viện từ quân chủ lực Liên Xô. Việc này, cũng như việc không quân Liên Xô, chỉ cách thành phố 5 phút bay không can thiệp, dẫn đến lời cáo buộc [[Iosif Vissarionovich Stalin|Joseph Stalin]] cố ý dừng quân để cuộc khởi nghĩa thất bại, và lực lượng quốc gia Ba Lan bị đàn áp.
Dòng 28:
[[Winston Churchill]] khẩn nài với Stalin và [[Franklin D. Roosevelt]] để hỗ trợ cho lực lượng đồng minh Ba Lan, nhưng không có kết quả. Tiếp đó, dù chưa được phía Liên Xô chấp thuận sử dụng đường giao không, Churchill cho 200 máy bay tầm thấp thả dù tiếp tế, do không lực Hoàng gia Anh, không lực Nam Phi, và không lực Ba Lan tiến hành, dưới sự chỉ huy của Bộ Tổng chỉ huy Anh. Sau này, khi được phía Liên Xô chấp thuận mở đường giao không, không quân Hoa Kỳ tiến hành thả dù tiếp tế quy mô lớn sử dụng máy bay tầm cao trong [[chiến dịch Frantic]].
 
Mặc dù không có thống kê chính xác về số thương vong, nhưng người ta cũng ước tính khoảng 16.000 quân khởi nghĩa Ba Lan bị giết, 6.000 quân bị thương nặng. Thêm vào đó, khoảng 150.000 tới 200.000 thường dân Ba Lan bị chết, phần lớn bị sát hại hàng loạt. Những [[người Do Thái]] vốn được người Ba Lan che giấu cũng bị phát hiện trong các cuộc truy quét và trục xuất hàng loạt các khu phố của thành phố. Phía quân Đức mất hơn 8.000 lính chết và mất tích, 9.000 bị thương. Trong cuộc giao tranh, khoảng 25% các tòa nhà ở Warszawa bị phá hủy. Sau khi quân khởi nghĩa đầu hàng, quân Đức tiến hành cuộc tàn phá có hệ thống thêm khoảng 35% thành phố từ dẫy phố này tới dẫy phố khác. Cộng với các thiệt hại trước đó trong cuộc [[Cuộc tấn công Ba Lan (1939)|Cuộc xâm lược Ba Lan 1939]] và [[Cuộc nổi dậy Ghetto Warszawa]] năm 1943, tới tháng 1 năm 1945, khi quân Liên Xô tiến vào, hơn 85% thành phố đã bị Đức Quốc xã phá hủy.
 
==Hình ảnh==
Dòng 75:
*{{chú thích sách|publisher=Simon Publications|isbn=978-1-931541-39-8|last=Karski|first=Jan|title=Story of a Secret State|location=Safety Harbor, Florida|year=2001}}
*{{chú thích sách|edition=1st U.S.|publisher=Battery Press|isbn=978-0-89839-082-7|last=Komorowski|first=Tadeusz|title=The Secret Army|location=Nashville|year=1984}}
*{{chú thích web|last=Blejwas |first=Stanley |title=A Heroic Uprising in Poland |url=http://www.polamjournal.com/Library/APHistory/Warsaw_Uprising/warsaw_uprising.html|work=A Heroic Uprising in Poland |accessdate=ngày 2 tháng 9 năm 2010}}
 
==Liên kết ngoài==
Dòng 98:
 
[[Thể loại:Xung đột năm 1944]]
[[Thể loại:Các trận đánh trong ChiếnThế tranh thế giớichiến thứ hai]]