Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hoàng Văn Thụ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Thoát ly theo cách mạng: Tôi sửa lỗi đánh dấu trong văn bản
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
→‎Trong lao ngục: Tôi sửa lỗi đánh dấu trong văn bản
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 48:
 
==Trong lao ngục==
Tại nhà tù [[Hỏa Lò]] nơi giam giữ và tra tấn những nhà cách mạng lớn của đất nước, Hoàng Văn Thụ đã trải qua những ngày cuối của cuộc đời Cách mạng cùng rất nhiều chí sĩ nổi tiếng như: [[Trần Đăng Ninh]], [[Đỗ Mười]], [[Lê Tất Đắc]], [[Tô Quang Đẩu]], [[Tạ Quốc Bảo]], [[Bùi Lâm]], [[Đào Duy Kỳ]], [[Đồng Khắc Thọ]], [[Hoàng Ngân]] v.v..
 
Trong nhà lao thực dân Pháp, ông truyền thụ nhiều lý luận cách mạng và nêu cao tinh thần bất khuất cho các đồng đội trong ngục. Ông mở cuộc tranh luận với các thủ lĩnh Đảng Đại Việt làm họ thấy chủ trương đúng đắn của Mặt trận dân tộc thống nhất chống Pháp - Nhật do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo. Ông tranh thủ cảm hoá các giám ngục, binh lính trông tù, nhiều người trong tù rất kính phục ông.
 
Biết trước mình sẽ bị xử bắn, ông thường nhường những đồ ăn ít ỏi của mình cho bạn tù và nói:"''Các anh ăn đi để còn lấy sức chiến đấu, tôi bây giờ ăn vào cũng chỉ nuôi cây thôi''". Nhiều người cảm động trước tấm lòng của ông. Mặc dù vậy tất nhiên không ai nỡ nhận của ông. (Hồi ký Tạ Quốc Bảo)
 
Hoàng Văn Thụ bị nhiều trận tra tấn rất nặng. Theo tài liệu của Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, ông bị hơn 20 trận tra tấn, nhiều trận kéo dài từ 9 giờ đêm tới 3 giờ sáng. Tuy nhiên, thực dân Pháp không thể khuất phục được ông. Trong thời gian chịu đòn tra tấn, ông vẫn ôn tồn thuyết phục, tuyên truyền cho sự hợp tác giữa những người Pháp và người Đông Dương trong việc chống lại phát xít Nhật.
 
Tháng 1 năm 1944, ông bị kết án tử hình. Việc Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ Hoàng Văn Thụ bị xử bắn đã tác động rất lớn đến phong trào đấu tranh Cách mạng lúc bấy giờ.
 
==Ra pháp trường==