Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phiên thiết Hán-Việt”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Cái này là trực âm, không phải phiên thiết
Dòng 467:
 
=== Chuyển đổi âm cuối ===
Khi dùng một chữ cùng loại thanh khác, đọc thành thanh nhập, thì phải đổi phụ âm cuối. Phụ âm cuối này được chuyển đổi theo một quy tắc nhất định. Căn cứ vào vị trí phát âm, ta có thể chia thành bốn vị trí để chuyển đổi:
# Môi với môi M-P (đèm đẹp)
# Nứu với nứu N-T (kìn kịt)
# Ngạc cứng với ngạc cứng NH-CH (xành xạch)
# Ngạc mềm với ngạc mềm NG-C (long lóc)
* Chuyển '''m''' thành '''p''':
*: 捷 = 潛入聲 — Tiềm nhập thanh = Tiệp (KH). Tiềm (潛) có phụ âm cuối là m thuộc loại thanh bình bậc trầm, nay đọc ra thanh nhập, cũng thuộc thanh nhập bậc trầm. Phụ âm cuối là m đổi thành p nên chữ tìm ra phải đọc là Tiệp.
* Chuyển '''n''' thành '''t''':
*: 屑 = 先入聲 — Tiên nhập thanh = Tiết (KH). Tiên (先) có phụ âm cuối là n, thuộc loại thanh bình bậc phù, nay đọc ra thanh nhập, cũng thuộc thanh nhập bậc trù. Phụ âm cuối là n đổi thành t nên chữ tìm ra phải đọc là Tiết.
* Chuyển '''nh''' thành '''ch''':
*: 客 = 坑入聲 — Khanh nhập thanh = Khách (KH). Khanh (坑) có phụ âm cuối là nh, thuộc loại thanh bình bậc phù, nay đọc ra thanh nhập, cũng thuộc thanh nhập bậc trù. Phụ âm cuối là nh đổi thành ch, nên chữ tìm ra phải đọc là Khách.
* Chuyển '''ng''' thành '''c''':
*: 豰 = 烘入聲 — Hồng nhập thanh = Hộc (KH, THĐTĐ). Hồng (烘) có phụ âm cuối là ng, thuộc loại thanh bình bậc trầm nay đọc ra thanh nhập, cũng thuộc thanh nhập bậc trầm. Phụ âm cuối là ng đổi thành c, nên chữ tìm ra phải đọc là Hộc.