Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tiếng Việt”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 92:
Trong thời kỳ [[chiến tranh Việt Nam]], sự phát triển tiếng Việt giữa [[Bắc Bộ Việt Nam|miền Bắc]] và [[Nam Bộ Việt Nam|miền Nam]] có chiều hướng khác nhau. Vì các lý do [[chính trị]] và [[kinh tế]], chính quyền [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] có mối quan hệ gần gũi với [[Trung Quốc]], và sự hiện diện của các chuyên viên nhân sự Trung Quốc đưa nhiều từ [[Bạch Thoại]] (ngôn ngữ nói của Trung Quốc) vào ngữ vựng tiếng Việt{{cần chú thích}}. Những từ này thường có gốc [[Từ Hán-Việt|Hán-Việt]], nhưng thường đổi ngược thứ tự hay có nghĩa mới. Tại miền Nam, sự hiện diện của quân đội [[Hoa Kỳ]] đã đem một số từ [[tiếng Anh]] vào ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày{{cần chú thích}}.
 
Tuy nhiên, trong giai đoạn [[Chiến tranh Việt Nam]] thì ở miền Bắc có xu hướng sử dụng [[từ thuần Việt]] và ở miền Nam lại có khuynh hướng sử dụng từ [[Từ Hán-Việt|Hán-Việt]]. Ví dụ như miền Nam vẫn giữ tên "Ngân hàng Quốc gia" trong khi miền Bắc đổi thành "Ngân hàng Nhà nước" ([[1960]]), miền Nam lại gọi là "phi trường" thì miền Bắc gọi là "sân bay", miền Nam gọi là "Ngũ Giác Đài" thì miền Bắc gọi là "Lầu Năm Góc", miền Nam gọi là "ChiếnĐệ tranhnhứt thế giới thứ nhấtchiến" thì miền Bắc kiên quyết gọi là "Chiến tranh thế giới lần thứ nhất", miền Nam gọi là "hỏa tiễn" thì miền Bắc lại gọi là "tên lửa",{{Cần chú thích}}, miền Nam vẫn gọi là "thủy quân lục chiến" còn miền Bắc lại đổi thành "lính thủy đánh bộ"... Ngược lại danh từ miền Bắc như "[[tham quan]]", "sự cố", "nhất trí", "đăng ký", "đột xuất", "vô tư" v.v. thì miền Nam dùng những chữ "thăm viếng", "trở ngại/trục trặc", "đồng lòng", "ghi tên", "bất ngờ", "thoải mái"... Các từ có gốc [[Thế giới phương Tây|phương Tây]], miền Nam có khuynh hướng biến đổi thành từ Hán Việt, như [[Iceland|Băng đảo]], [[Úc|Úc Đại Lợi]], [[Hungary|Hung Gia Lợi]] còn miền Bắc có khuynh hướng phiên âm ra thành Ai-xơ-len, Ô-xtrây-li-a, Hung-ga-ri...
 
Sau khi [[Việt Nam]] thống nhất vào năm [[1975]], quan hệ [[Bắc Bộ Việt Nam|Bắc]] [[Miền Nam (Việt Nam)|Nam]] được kết nối lại. Gần đây, sự phổ biến của các phương tiện truyền thanh và truyền hình trên toàn quốc đã làm tiếng Việt được chuẩn hóa một phần nào. Nhiều từ [[thuần Việt]] được sử dụng phổ biến thay cho từ Hán Việt, cũng như với sự tiến triển của [[internet]] và [[toàn cầu hóa]], ảnh hưởng của [[tiếng Anh]] ngày càng lớn trên báo chí và đội ngũ phóng viên, nhiều từ nước ngoài được đưa vào tiếng Việt thiếu chọn lọc, viết nguyên bản theo ngôn ngữ nước ngoài...