Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Phúc Vĩnh Lộc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n replaced: Đỗ MậuĐỗ Mậu using AWB
Dòng 60:
 
==Binh nghiệp trong Quân đội Quốc gia Việt Nam==
Tuy nhiên, việc học hành của ông bị gián đoạn một thời gian do thời cuộc chiến tranh. Mãi sau khi người Pháp tái chiếm Đông Dương, ông mới tiếp tục việc học và tốt nghiệp chương trình Trung học, đậu bằng Tú tài Pháp.
 
Sau khi Cựu hoàng Bảo Đại về nước và thành lập chính phủ [[Quốc gia Việt Nam]], năm 1949, ông nhập ngũ vào Quân đội Liên hiệp Pháp, được cử vào học khóa sĩ quan tại trường sĩ quan An Cựu, Huế (''École des Cadres de An Cuu''),<ref name="nguyenkyphong" /> tốt nghiệp với cấp bậc [[Thiếu úy]]. Sau khi ra trường, tháng 9 năm 1950, ông được cử sang Pháp thụ huấn tại trường Thiết giáp binh Saumur.<ref name="nguyenkyphong" /> Cùng học với ông khóa này có một Trung úy trẻ người Việt tên [[Lâm Văn Phát]].
 
Tháng 8 năm 1951, ông về nước, ban đầu được cử làm Trưởng phòng Liên lạc Việt-Pháp thuộc [[Việt binh đoàn]] ở Huế, sau đó được điều động làm sĩ quan cận vệ cho Quốc trưởng [[Bảo Đại]]. Năm 1952, ông được thăng cấp [[Trung úy]] và chuyển ngạch sang phục vụ trong Quân đội Quốc gia Việt Nam, được điều động làm Trung đội trưởng thuộc Đại đội 1 Thám thính đồn trú tại [[Cần Thơ]]. Tháng 8 năm đó, ông được chuyển sang làm Đại đội trưởng Đại đội 3 Thám thính đồn trú tại [[Gia Lâm]], thay thế người bạn đồng học cũ là Đại úy [[Lâm Văn Phát]]. Năm 1953, ông được đặc cách thăng [[Đại úy]] tại mặt trận.
 
==Lận đận trong Quân đội Việt Nam Cộng hòa==
Dòng 71:
Mặc dù là người hoàng tộc, từng là sĩ quan cận vệ cho Quốc trưởng Bảo Đại, nhưng ông đứng ngoài cuộc tranh giành quyền lực giữa lực lượng ủng hộ Quốc trưởng và Thủ tướng [[Ngô Đình Diệm]]. Tháng 6 năm 1955, ông được điều động khỏi chức vụ Trung đoàn trưởng Trung đoàn 1 Kỵ binh để đi du học khóa Chỉ huy & Tham mưu tại Fort Laevenworth, Hoa Kỳ.<ref name="nguyenkyphong" />
 
Sau khi về nước tháng 6 năm 1956, ông vẫn tiếp tục phục vụ trong [[Quân đội Việt Nam Cộng hòa]]. Mặc dù vậy, ông vẫn gặp nhiều nghi kỵ từ phía Tổng thống Ngô Đình Diệm do mối liên hệ hoàng tộc. Vì vậy, ông được bổ nhiệm công tác phục vụ tại Trường Đại học Quân sự, một chức vụ không có thực quyền.
 
Trong những năm sau đó, đường hoạn lộ ông khá chậm chạp. Năm 1959, được thăng cấp [[Trung tá]], nhận chức Chỉ huy trưởng Trường Thiết giáp tại Liên trường Võ khoa Thủ Đức. Năm 1961, được cử giữ chức Tham mưu trưởng Liên trường Võ khoa. Đầu năm 1962, Chỉ huy phó Liên trường Võ khoa. Đến tháng 2 cùng năm, trở thành Chỉ huy trưởng đầu tiên của [[Trung tâm Huấn luyện Quốc gia Vạn Kiếp]] ở [[Bà Rịa]].
 
==Thăng tiến trong mùa đảo chính==
Do bất mãn bị kỳ thị, qua sự tác động của Đại tá [[Đỗ Mậu (Việt Nam Cộng Hòa)|Đỗ Mậu]], ông sớm ngả về các tướng lĩnh âm mưu đảo chính lật đổ Tổng thống Diệm. Từ đầu tháng 10 năm 1963, tư cách Chỉ huy trưởng Trung tâm Vạn Kiếp, ông đã cho thành lập một đơn vị cấp tiểu đoàn, gồm các sĩ quan huấn luyện và các học viên có kinh nghiệm, luôn ở trạng thái sẵn sàng đợi lệnh hành quân đột xuất.<ref name="antg.cand.com.vn" >[http://antg.cand.com.vn/Tu-lieu-antg/Chien-doan-ma-trong-vu-dao-chinh-Ngo-Dinh-Diem-406841/ Chiến đoàn “ma” trong vụ đảo chính Ngô Đình Diệm]</ref>
 
Ngay sau khi cuộc [[Đảo chính Việt Nam Cộng hòa 1963|đảo chính ngày 1 tháng 11 năm 1963]] nổ ra, ông chỉ huy đoàn xe thiết giáp của Trung tâm Vạn Kiếp từ Bà Rịa tiến vào [[Sài Gòn]] qua hướng cầu Phan Thanh Giản (nay là cầu Điện Biên Phủ), hỗ trợ quân đảo chính giữ Đài phát thanh. Chiều ngày [[2 tháng 11]], ông chỉ huy Chiến đoàn Vạn Kiếp, một lực lượng hỗn hợp gồm tiểu đoàn học viên của Trung tâm Vạn Kiếp, Tiểu đoàn 6 Nhảy dù và Chi đoàn 1 Thiết giáp thuộc Thiết đoàn 1 Kỵ binh, hỗ trợ quân đảo chính đánh chiếm [[thành Cộng Hòa]].<ref name="antg.cand.com.vn" />
Dòng 84:
Sau khi tướng [[Nguyễn Khánh]] tiến hành cuộc [[Cuộc chỉnh lý tại Việt Nam Cộng hòa 1964|chỉnh lý]] tước quyền các tướng lĩnh cầm đầu Hội đồng Quân nhân Cách mạng, tháng 2 năm 1964, ông được bổ nhiệm vào chức vụ Tư lệnh [[Sư đoàn 9 Bộ binh Quân lực Việt Nam Cộng hòa|Sư đoàn 9 Bộ binh]]<ref name="nguyenkyphong" />, kiêm Tư lệnh Biệt khu 41, bao gồm các tỉnh Vĩnh Long, Sa Đéc, Kiến Phong (Đồng Tháp). Nhằm tranh thủ sự ủng hộ từ phía ông, ngày [[11 tháng 8]] năm 1964, tướng Khánh đã thăng cấp cho ông và 7 đại tá khác lên cấp bậc [[Chuẩn tướng]] vừa được đặt ra.
 
Với việc thăng lên cấp bậc tướng, ông trở thành một thành viên của Hội đồng Quân nhân Cách mạng. Mặc dù Hội đồng Quân nhân Cách mạng đã tuyên bố chấm dứt hoạt động chỉ 2 tháng sau đó, nhưng trên thực tế các tướng lĩnh tập hợp một cơ chế lãnh đạo chính trị riêng, từ đó hình thành [[Hội đồng Quân lực (Việt Nam Cộng hòa)|Hội đồng Quân lực]]. Với cơ chế này, ông cùng các tướng trẻ khác được mệnh danh là "nhóm tướng trẻ" (''Young Turks''),<ref name="nguyenkyphong" /> từng bước thâu tóm quyền lực mà đỉnh điểm là việc phế truất tướng Nguyễn Khánh và ép tướng Khánh phải lưu vong.
 
Cuối tháng 5 năm 1965, ông được bổ nhiệm vào chức vụ Tư lệnh [[Biệt khu Thủ đô]]. Khi chính phủ do tướng [[Nguyễn Văn Thiệu]] làm Chủ tịch [[Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia (Việt Nam Cộng hòa)|Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia]] và tướng [[Nguyễn Cao Kỳ]] làm Chủ tịch [[Ủy ban Hành pháp Trung ương (Việt Nam Cộng hòa)|Ủy ban Hành pháp Trung ương]] ra đời, ngày [[25 tháng 6]] năm 1965, ông được cử đi làm Tư lệnh Quân đoàn II & Vùng 2 Chiến thuật. Ngày [[19 tháng 11]] năm 1965, ông được thăng cấp [[Thiếu tướng]]; đến tháng 10 năm 1966, được thăng [[Trung tướng]] tại nhiệm.<ref name="nguyenkyphong" />
 
==Biến động Cao nguyên==
Ngay khi vừa nhận chức Tư lệnh Quân đoàn II & Vùng 2 Chiến thuật, tướng Vĩnh Lộc đương đầu ngay với vụ nổi dậy của các thành viên vũ trang của [[FULRO]], khởi đầu từ các binh sĩ thuộc lực lượng [[Dân sự chiến đấu]] (''Civilian Irregular Defense Group'' – '''CIDG''') ở trại Sarpa ở buôn Daksak, thuộc quận Đức Lập, tỉnh Quảng Đức, lan ra tận các tỉnh Darlac và Pleiku. Ngày [[29 tháng 7]] năm 1965, 200 lính FULRO đã vượt biên giới tấn công đánh chiếm đồn Buôn Briêng. Một nhóm khác chiếm đóng Buôn Buor (Đarlac) và khống chế một cây cầu trên quốc lộ 14. Ngay lập tức, ông ra lệnh cho [[Sư đoàn 23 Bộ binh Quân lực Việt Nam Cộng hòa|Sư đoàn 23]] và một số Tiểu đoàn [[Lực lượng Biệt động quân Việt Nam Cộng hòa|Biệt Động Quân]] cùng Thiết giáp hành quân giải tỏa. Ngày 2 tháng 8 năm 1965, lực lượng FULRO tại đồn Buôn Briêng rút lui và đem theo 181 binh lính Dân sự Chiến đấu người Thượng. Ngày [[15 tháng 9]] năm 1965, 500 lính FULRO chiếm giữ Buôn Buor ra hàng.
 
Từ ngày 12 đến ngày 18 tháng 12 năm 1965, lực lượng FULRO lại tấn công đồn Phú Thiện sát hại 32 người và làm bị thương 26 người khác; chiếm đồn Krong Pách, giết hết binh sĩ người Kinh; đột nhập tòa hành chính và Tiểu khu Quảng Đức, giết hết người Kinh, treo cờ FULRO. Với binh lực trong tay, tướng Vĩnh Lộc hoàn toàn có thể trấn áp quân bạo loạn. Tuy nhiên, do sự can thiệp của Đại sứ quán Mỹ, các nhóm vũ trang của FULRO do đó luôn có thể đưa ra yêu sách ngừng bắn khi hết đạn và rút qua biên giới sang Campuchia. Vì vậy, tướng Vĩnh Lộc một mặt vẫn cho thực hiện các cuộc hành quân trấn áp, mặt khác qua các cuộc tiếp xúc với đại diện FULRO, lắng nghe những đòi hỏi của họ, và hứa sẽ nhượng bộ một số yêu cầu.
Dòng 104:
Năm 1969: Được cử làm Chỉ huy trưởng Trường Cao đẳng Quốc phòng.
 
Đến năm [[1973]], Ông lại bị Tổng thống [[Nguyễn Văn Thiệu]] tước sạch mọi chức vụ vì lý do, trong một chuyến công du [[Thổ Nhĩ Kỳ]], ông đã tự ý bay sang [[Pháp]] để liên lạc với cựu hoàng Bảo Đại.
 
==Tổng tham mưu trưởng cuối cùng==
Dòng 115:
 
==Đời tư==
Ông từng có một đời vợ và 4 người con.
 
Về sau ông lập gia đình với bà Đỗ Thị Lài, thường được biết đến với nghệ danh Minh Hiếu, một nữ danh ca lừng danh một thời tại miền Nam Việt Nam. Chuyện tình duyên của ông bà từng là đề tài của nhiều giai thoại thời bấy giờ.<ref>[[Từ Kế Tường]], ''Bí ẩn bài hát Hoa trinh nữ''. Phóng sự nhiều kỳ. đăng trên trang tin motthegioi.vn. 2015.</ref>
Dòng 127:
 
{{thời gian sống|1926|2009}}
 
[[Thể loại:Trung tướng Việt Nam Cộng hòa]]
[[Thể loại:Hoàng phái nhà Nguyễn]]