Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phạm Văn Đổng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n replaced: Đỗ MậuĐỗ Mậu using AWB
Dòng 13:
| chỉ huy= '''[[Hình: Flag of France.svg|26px]] [[Quân đội Pháp|QĐ Thuộc địa Pháp]]<br/>[[Hình: Flag of France.svg|26px]] [[Quân đội Pháp|QĐ Liên hiệp Pháp]]<br/>[[Hình: Flag of the Vietnamese National Army.svg|26px]] [[Quân đội Quốc gia Việt Nam|Quân đội Quốc gia]]<br/>[[Hình: Flag of the South Vietnamese Army.jpg|26px]] [[Quân đội Việt Nam Cộng hòa|Quận đội VNCH]]
| tham chiến= '''-[[Chiến tranh Đông Dương]]<br/>-[[Chiến tranh Việt Nam]]
| khen thưởng= '''[[Bảo quốc Huân chương|B.Quốc H.Chương đệ III]]<ref> Bảo quốc Huân chương đệ tam đẳng.</ref>
| công việc khác= '''[[Bộ trưởng|Tổng trưởng]]<ref> Bộ trưởng Bộ Cựu chiến binh dưới Chính thể Đệ nhị Cộng hòa.</ref>
}}
 
Dòng 30:
 
===Quân đội Liên hiệp Pháp===
Năm 1946, ông được chuyển vào Nam Việt Nam, hoạt động tình báo chủ yếu ở vùng Gò Công, Long Thành và Thành Tuy Hạ. Năm 1947, ông được thăng cấp [[Trung úy]] và được chuyển trở lại miền Bắc, phục vụ với tư cách là một sĩ quan tổ chức mạng lưới tình báo của Sở Nghiên cứu (Directeur des Etudes) trực thuộc Thủ hiến Bắc phần Nghiêm Xuân Thiện, trực tiếp dưới quyền phó Sở là Đại úy [[Trần Văn Minh (lục quân)|Trần Văn Minh]]. Năm 1949, ông được cử làm Trưởng ban 2 trong Bộ chỉ huy Tiểu đoàn 2 Việt Nam (2e BVN) vừa mới thành lập tại Thái Bình (sau chuyển về Vĩnh Yên).
 
===Quân đội Quốc gia Việt Nam===
Năm 1950, ông được thăng cấp [[Đại úy]]. Sau thắng lợi của Quân đội Liên hiệp Pháp trước quân đối phương tại mặt trận Vĩnh Yên, ông được bổ nhiệm chức Chỉ huy trưởng Phân khu Nam đóng tại [[Nam Định]]. Ngày 8 tháng 12 năm 1950, Quân đội Quốc gia Việt Nam chính thức thành lập, ông được chuyển sang phục vụ cơ cấu mới này.
 
Đầu năm 1952, ông được bổ nhiệm làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 55 Việt Nam (55e BVN). Cuối tháng 10 cùng năm, đơn vị ông được điều động lên Tây Bắc đóng quân tại Yên Châu. Tuy nhiên, trước sức tấn công áp đảo của đối phương, đơn vị ông bị thiệt hại nặng, phải rút về căn cứ Nà Sản để bổ sung. Đêm 30 tháng 11 rạng ngày 1 tháng 12 cuối năm này, quân đối phương ồ ạt tấn công cứ điểm Nà Sản. Tuy nhiên, quân Liên hiệp Pháp dưới sự chỉ huy của Đại tá Jean Gilles kháng cự mạnh mẽ. Ông đã nhiều lần yêu cầu Pháo binh chi viện, đánh thiệt hại nặng chiến thuật "biển người" của đối phương. Không hoàn thành được mục tiêu, quân đối phương rút lui khỏi Nà Sản không trở lại nữa.
 
Với chiến tích này, ông được thăng cấp [[Thiếu tá] làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 Việt Nam<ref> Tiểu đoàn 2 Việt Nam được thành lập ngày 1 tháng 10 năm 1949 tại Thái Bình.</ref> Sau đó ông được giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Liên đoàn Lưu động số 2 (2e Groupe Mobile - 2e GM), hoạt động chủ yếu ở vùng Ninh Bình. Ngày 1 tháng 9 năm 1953, ông được thăng cấp [[Trung tá]], Chỉ huy trưởng Phân khu Bùi Chu kiêm Chỉ huy trưởng Liên Tiểu đoàn Khinh quân và Liên đội Trọng pháo Bắc Việt.<ref> Thời điểm này Liên Tiểu đoàn Khinh quân có 19 Tiểu đoàn và Liên đội Trọng pháo có 3 Đại đội, hoạt động trên địa bàn Phân khu Bùi Chu gồm có 7 tỉnh.</ref> Mặc dù là một tín đồ Phật giáo, ông rất được lòng các Giám mục, Linh mục tại vùng có nhiều giáo dân Công giáo này.
 
Giữa năm 1954, ông được cử sang [[Đại Hàn Dân quốc]] để tham dự một khóa huấn luyện quân sự đặc biệt. Sau khi hoàn tất khóa huấn luyện về nước, ông được cử làm Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Quảng Yên, tổ chức di chuyển toàn Trung tâm gồm cán bộ và học viên vào Nam.
 
===Quân đội Việt Nam Cộng hòa===
Ông được đánh giá là một người ''"chưa bao giờ ủng hộ ông Diệm nhưng cũng khôn ngoan chưa bao giờ tỏ ra chống đối chính phủ"''<ref>Hoành Linh [[Đỗ Mậu (Việt Nam Cộng Hòa)|Đỗ Mậu]], ''Việt Nam máu lửa quê hương tôi''. Chương 5: "Góp công xây dựng nền móng chế độ"</ref>, vì vậy ông đứng ngoài các âm mưu binh biến của tướng Nguyễn Văn Hinh nhằm lật đổ Thủ tướng [[Ngô Đình Diệm]]. Cuối tháng 3 năm 1955, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh Phân khu Duyên hải Nha Trang. Cuối tháng 10 cùng năm, Chính thể Đệ nhất Cộng hòa ra đời, ông được thăng cấp [[Đại tá]] và được cử giữ chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 3 Dã chiến (tiền thân của Sư đoàn 5 Bộ binh), một đơn vị có nhiều quân nhân gốc Nùng, trước đây hoạt động ở vùng Đông bắc Bắc Kỳ là vùng hoạt động của ông từ trước năm 1945. Mặc dù từ chối đưa các sĩ quan Cần Lao nắm các chức vụ trọng yếu trong đơn vị, ông vẫn thực hiện chỉ đạo của Tổng thống Diệm phân tán các đơn vị gốc Nùng để tránh nạn kiêu binh.
 
Trung tuần tháng 3 năm 1958, ông được điều về làm Chỉ huy trưởng Đặc khu Hải Yến sau khi bàn giao Sư đoàn 3 Dã chiến lại cho Trung tá Nguyễn Quang Thông.<ref> Trung tá Nguyễn Quang Thông, sinh năm 1922 tại Quảng Bình, tốt nghiệp Võ bị Huế K2. Sau cùng là Đại tá Tư lệnh Tiểu khu Tây Ninh, sau đó giải ngũ.</ref> Cuối năm, ông được cử đi du học lớp Chỉ huy Tham mưu cao cấp tại Học viện Chỉ huy và Tham mưu Fort Leavenworth thuộc Tiểu bang Kansas, Hoa Kỳ. Giữa năm 1959, mãn khóa về nước, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh phó Quân đoàn III và Vùng 3 chiến thuật. Với uy tín và quan hệ cá nhân, ông giành được tôn trọng của các cộng sự và thuộc cấp. Với khả năng Anh ngữ tự học, ông có những mối quan hệ tốt với các phóng viên Mỹ như Neil Sheehan, David Halberstam, Malcolm Browne, François Sully, Robert Shaplen, Peter Arnett, hay Beverly Deep]. Thậm chí, từng có nhiều cố vấn Mỹ có ấn tượng tốt với ông, đã vận động để ông được thăng cấp tướng. Tuy nhiên, trái với kỳ vọng của họ, Tổng thống Diệm đã chuyển ông sang giữ chức vụ Thanh tra Chương trình Ấp chiến lược tại Vùng 3 Chiến thuật, một chức vụ chỉ có hư danh.
 
===Đảo chính rồi tham chính===
Dòng 53:
Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến sự nghi ngại của tướng Khánh đối với ông, nhất là khi có thông tin xem ông như là một ứng viên sáng giá để thay thế tướng Khánh trên vai trò Quốc trưởng<ref>{{chú thích web|url=http://history.state.gov/historicaldocuments/frus1964-68v01/d460|title=Foreign Relations of the United States, 1964–1968, Volume I, Vietnam, 1964, Document 460=Telegram from the Embassy in Vietnam to the Department of State|accessdate=ngày 4 tháng 6 năm 2010}}</ref>. Tháng Giêng năm 1965, tướng Khánh bãi chức Thủ tướng Hương, đồng thời dự định đẩy ông đi làm Tư lệnh Quân đoàn II, nhằm tách ông xa rời Trung tâm quyền lực và không còn ảnh hưởng gì đến chính trị.<ref>CIA, “Decisions and Discussions at the 31 January Armed Forces Council meeting,” ngày 2 tháng 2 năm 1965, LBJL, NSF, VNCF, box 13.</ref> Tuy nhiên, chưa đến 1 tháng sau, đến phiên tướng Khánh bị nhóm tướng trẻ nổi lên truất quyền, phải lưu vong đến tận cuối đời. Ngày 3 tháng 3 năm 1965, Hội đồng Quân lực nhóm họp và ông được bầu làm Ủy viên An ninh Ủy ban Thường vụ Hội đồng Quân lực.
 
Chính trường Việt Nam Cộng hòa tiếp tục rối loạn. Ngày 5 tháng 5 năm 1965, Hội đồng Quân lực tuyên bố tự giải tán (phiên họp này ông không có mặt)<ref> Quyết định số 03-HĐQL ngày 5 tháng 5 năm 1965 tự ý giải tán Hội đồng Quân lực, Công Báo Việt Nam Cộng hòa, ngày 19 tháng 5 1965, tr. 1990.</ref>. Ngày 11 tháng 6, Quốc trưởng [[Phan Khắc Sửu]] tuyên bố từ chức và trao lại quyền cho quân đội. Nhóm tướng trẻ thành lập [[Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia]] do Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu làm Chủ tịch (giữ vai trò Quốc trưởng), "thay mặt toàn thể Quân lực Việt Nam Cộng hòa điều khiển Quốc gia", và [[Ủy ban Hành pháp Trung ương (Việt Nam Cộng hòa)|Ủy ban Hành pháp Trung ương]] do Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ làm Chủ tịch (giữ vai trò Thủ tướng, "phụ trách điều khiển Hành pháp")<ref>Quyết định số 3 của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Nhật báo Chính Luận, số ra ngày 16 tháng 6 năm 1965, tr. 1.</ref>
 
===Giải ngũ, tham chính===
Dòng 63:
 
==1975 và Cuộc sống lưu vong==
Sau khi ra tù, ông tích cực vận động và hỗ trợ cho các tướng lĩnh và chính khách đối lập chống đối Tổng thống Thiệu. Tuy nhiên, hình thái chiến cuộc đầu năm 1975 đã làm sụp đổ tất cả nỗ lực của ông để trở lại với quyền lực chính trị.
 
Cuối tháng 4 năm 1975, ông cùng gia đình rời khỏi Việt Nam trên một chiếc C.130 của Không lực Hoa Kỳ để đến đảo [[Guam]], và sau đó sang Hoa Kỳ định cư với tính cách tị nạn chính trị.