Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Virus”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
chuyển thể chủ động
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
ẩn{{1000 bài cơ bản}}
{{Bảng phân loại
| color = violet
Dòng 15:
VII: [[Virus dsDNA-RT]]}}
{{Về|Bài này nói về virus trong [[sinh học]] và [[y học]]|virus ở lĩnh vực khác|Virus (định hướng)}}
'''Virus''' (phiên âm là '''vi-rút'''), còn gọi là '''siêu vi''', '''siêu -vi khuẩn''' hay '''siêu-vi trùng''',<ref>Lưu ý: ''Siêu-vi khuẩn'' hay ''siêu-vi trùng'' không đồng nghĩa với ''siêu vi-khuẩn'', ''siêu vi-trùng'': ám chỉ các loại '''[[vi khuẩn]]''' siêu kháng thuốc (một giới sinh vật hoàn toàn khác biệt với virus).</ref> là một [[mầm bệnh|tác nhân truyền nhiễm]] chỉ nhân lên được khi ở bên trong [[tế bào]] sống của một sinh vật khác. Virus có thể xâm nhiễm vào tất cả các dạng sinh vật, từ [[động vật]], [[thực vật]] cho tới [[vi khuẩn]] và [[vi khuẩn cổ]].<ref name="pmid16984643"/> Kể từ bài viết đầu tiên của [[Dmitriy Iosifovich Ivanovskiy|D. I. Ivanovskiy]] năm 1892, mô tả về một dạng mầm bệnh không thuộc vi khuẩn mà lây nhiễm vào cây [[thuốc lá]], và sự khám phá ra [[virus khảm thuốc lá]] của [[Martinus Beijerinck]] năm 1898,<ref name="Dimmock"/> cho đến nay có khoảng 5.000 loại virus đã được miêu tả chi tiết,<ref name="Dimmock tr. 49">Dimmock tr. 49</ref> mặc dù vẫn còn có tới hàng triệu dạng virus khác nhau.<ref name="Breitbart M, Rohwer F 2005 278–84">{{chú thích tạp chí|author=Breitbart M, Rohwer F|title=Here a virus, there a virus, everywhere the same virus?|journal=Trends Microbiol |volume=13|issue=6|pages=278–84|year=2005|pmid=15936660|doi=10.1016/j.tim.2005.04.003}}</ref> Virus được tìm thấy ở hầu hết mọi [[hệ sinh thái]] trên Trái Đất và là dạng có số lượng nhiều nhất trong tất cả các thực thể sinh học.<ref name="Lawrence"/><ref>{{chú thích tạp chí|author=Edwards RA, Rohwer F|title=Viral metagenomics|journal=Nat. Rev. Microbiol. |volume=3|issue=6|pages=504–10|year=2005|pmid=15886693|doi=10.1038/nrmicro1163}}</ref> Khoa học nghiên cứu virus được biết với tên [[virus học]] (''virology''), một chuyên ngành phụ của [[vi sinh học|vi sinh vật học]].
 
Các phần tử (hay ''hạt'') virus (được gọi là ''virion'') được tạo thành từ hai hoặc ba bộ phận: i) phần [[vật liệu di truyền|vật chất di truyền]] được tạo nên từ [[ADN]] hoặc [[ARN]], là những [[phân tử]] dài có mang thông tin di truyền; ii) một lớp vỏ [[protein]] - được gọi với tên [[capsid]] - có chức năng bảo vệ hệ gen; và trong một số trường hợp còn có iii) một lớp vỏ bọc bên ngoài làm từ [[lipid]] mà bao bọc bên ngoài lớp vỏ protein khi virus ở ngoài tế bào. Hình dạng của virus có sự khác nhau, từ dạng [[xoắn ốc]] hay [[khối hai mươi mặt đều]] đơn giản cho tới những cấu trúc phức tạp hơn. Một virus có kích thước trung bình vào khoảng 1/100 kích cỡ trung bình của một vi khuẩn. Hầu hết virus đều quá nhỏ nên không thể quan sát trực tiếp dưới [[kính hiển vi quang học]].