Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Con lai ngan vịt”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Con lai ngan vịt''' là con lai được tạo ra từ phương pháp lai xa (lai khác loài) giữa ngan và vịt. Con lai ngan vịt sinh ra thường bất dục, không có khả năng sinh sản, chỉ được sử dụng để nuôi thương phẩm (nuôi lấy thịt hoặc nhồi vỗ béo lấy gan).
 
== LịchChăn sử phát triểnnuôi ==
Trong thực tiễn, con người đã nuôi con lai ngan vịt từ rất lâu. Con giống (ngan lai vịt) được tạo ra chủ yếu bằng phương pháp giao phối tự nhiên khi nuôi chung ngan đực với vịt cái. Giao phối tự nhiên khác loài do ngan giao phối trên cạn, vịt giao phối dưới nước nên có hạn chế là tỷ lệ thụ thai (tỷ lệ trứng có phôi) thấp, đạt 40 – 50%. 
 
Khi công nghệ thụ tinh nhân tạo ở vật nuôi phát triển, một số quốc gia như Pháp, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan đã nghiên cứu và ứng dụng thụ tinh nhân tạo vào sản xuất con giống lai giữa ngan và vịt.  
 
Tại Pháp, nhà khoa học B. Retailleau thuộc hãng Grimaud Freres đã thực hiện 17 cuộc thử nghiệm nuôi vỗ báo cưỡng bức lấy gan với vịt Bắc Kinh, ngan và con lai Muler giữa chúng. Khi nuôi thực nghiệm trong điều kiện thích hợp với từng loại (vịt, ngan và con lai), kết quả thử nghiệm và khảo sát cho thấy con lai Muler đạt năng suất thịt lườn cao 17,37% so với khối lượng cơ thể khi chưa mổ ở 84 ngày tuổi (84% thịt lườn được cấu thành từ cơ); lượng mỡ bụng ít 0,64%. Ngoài ra, hãng Grimaud sau hàng chục năm nghiên cứu đến nay đã tạo ra dòng ngan và vịt (M14, M15) có năng suất thịt trứng cao khi áp dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo để sản xuất con lai Muler có màu sắc, năng suất chất lượng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.  
 
Tại Đức, thụ tinh nhân tạo đối với thuỷ cầm được áp dụng từ những năm 60 của thế kỷ XX và hiện nay đang được áp dụng rộng rãi, đặc biệt là sản xuất con lai ngan vịt.
 
Tại Thái Lan, năm 1999 Narin Thongwittaya cho biết 1 kg thịt con lai Muler có giá trị kinh tế cao gấp 1,5 lần so với 1 kg thịt vịt.