Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 45:
Như vậy, Thực chất điểm cuối của đường cao tốc Cầu Giẽ - [[Ninh Bình]] và điểm đầu của đường cao tốc [[Ninh Bình]] - [[Thanh Hóa]] được nối với nhau bằng tuyến đường nối cao tốc Cầu Giẽ - [[Ninh Bình]] với [[quốc lộ 1A]] do tỉnh [[Ninh Bình]] làm chủ đầu tư với 2 điểm đầu cuối là Cao Bồ và Mai Sơn. Hướng tuyến này đi theo phía đông [[Quốc lộ 1A]], phía tây đường sắt cao tốc Bắc - Nam tương lai, qua các điểm khống chế: Nút giao Cao Bồ, tuyến đi về phía đông xã Yên Bằng, song song với hệ thống đê Cẩm, vượt [[sông Đáy]] tại khu vực khu công nghiệp [[Ninh Phúc, Ninh Bình|Ninh Phúc]], đi trùng với hành lang dành cho đường cao tốc của quy hoạch Khu công nghiệp [[Ninh Phúc, Ninh Bình|Ninh Phúc]] - khu đô thị [[Tam Điệp]].
 
Giai đoạn I của dự án đường kết nối cao tốc Cầu Giẽ-[[Ninh Bình]] với [[Quốc lộ 1A]] được Bộ Giao thông - Vận tải phê duyệt tại Quyết định số 63/QĐ-BGTVT ngày 9-1-2012 với tổng chiều dài 6,05 km, từ nút giao thông Cao Bồ (ý Yên - [[Nam Định]]) đến nút giao với [[Quốc lộ 10]] xã Khánh Hòa ([[Yên Khánh]]-[[Ninh Bình]]). Tổng mức đầu tư ban đầu 1.511,466 tỷ đồng từ nguồn trái phiếu Chính phủ, do doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường và Công ty cổ phần xây dựng cầu 75 thi công. Dự án được triển khai thực hiện từ tháng 7-2012 và dựchính kiếnthức sẽthông kếtxe thúcngày vào30 cuốitháng 6 năm 2015.<ref>[http://baoninhbinh.org.vn/iay-nhanh-tien-do-dy-an-duong-ket-noi-cao-toc-cau-gieninh-binh-voi-quoc-lo-1a-20150427040335640p12c16.htm Đẩy nhanh tiến độ dự án đường kết nối cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình với Quốc lộ 1A]</ref>
 
Giai đoạn II của Dự án đường kết nối cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình với [[Quốc lộ 1A]] được Bộ Giao thông - Vận tải phê duyệt tại Quyết định số 4142/QĐ-BGTVT ngày 31-10-2014 với tổng chiều dài của toàn tuyến khoảng 11 km, có điểm đầu nút giao với Quốc lộ 10 (xã Khánh Hòa-Yên Khánh) và điểm cuối là nút giao với [[Quốc lộ 1A]] (xã Mai Sơn-[[Yên Mô]]). Tổng mức đầu tư của giai đoạn II là 2.374,604 tỷ đồng và dự kiến từ nguồn trái phiếu Chính phủ.