Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nam Kỳ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 45:
Nguồn gốc tên gọi ''Cochinchine'' trong [[tiếng Pháp|Pháp]] ngữ được các nhà nghiên cứu giải thích theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, giả thuyết phổ biến nhất trước đây, là tên gọi ''Cochin'' hay ''Cocin'' gốc từ ''Coci'' là phiên âm của chữ ''[[Giao Chỉ]]''. Do sợ nhầm với thành phố cảng [[Ấn Độ]] ''Cochin'', nên người [[Thế giới phương Tây|phương Tây]] thêm hậu tố ''chine /china'' (Trung Hoa), ý nói Cochin gần [[Tên gọi Trung Quốc|Trung Hoa]] để phân biệt.
 
Theo Lý Đăng Thạnh, trong 'Lịch sử ViệtĐông NamDương tập 47- Nước Việt thời TrịnhNam -Nguyễn Bắc phân tranh' (1994), thì tên gọi Cochinchine bao gồm hai từ tố là 'Cochin' và 'Chine'. Trong đó, Cochin có nguồn gốc từ tên gọi sông Koh Chin (កោះជីន), là một đoạn sông của Thủy Chân Lạp thuộc hệ thống sông Mekong (sông Cửu Long), chảy qua nhiều cù lao (đảo nhỏ trong châu thổ) từ địa phận thành phố Vĩnh Long ngày nay, qua các tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, rồi đổ ra biển Đông tại Cửa Koh Chin. Các nhà thám hiểm hàng hải châu Âu vào thế kỷ 15 khi đến vùng đất đồng bằng sông Cửu Long để mua nước ngọt và lương thực, thực phẩm, có thể đã lấy tên cửa sông Koh Chin và sông Koh Chin của dải đất có cư dân đông đúc nhất đồng bằng sông Cửu Long thời ấy để gọi tên chung cho cả vùng đồng bằng sông Cửu Long là: Vùng Cochin. Do sợ nhầm với thành phố cảng [[Ấn Độ]] ''[[Kochi, Ấn Độ|Cochin]]'', nên người [[Thế giới phương Tây|phương Tây]] thêm hậu tố ''chine vào thành Cochinchine.'' Tên gọi Cochinchine này sang đầu thế kỷ 17 có lúc đã được người Phương Tây đồng hóa với tên gọi toàn bộ dòng sông Mekong. Trong bản đồ Đông Nam Á năm 1609 (bên cạnh), có hai dòng chữ Cochinchine (in dòng lớn và dòng nhỏ) ở vị trí thuộc tỉnh Vân Nam ngày nay, tại thượng nguồn sông Mekong, mà rõ ràng không liên quan gì đến khu vực đồng bằng sông Hồng (Giao Chỉ cũ).
 
Đến đầu thế kỷ 17, dưới thời [[Trịnh-Nguyễn phân tranh]], nước Việt Nam phân đôi thành [[Đàng Trong]] và [[Đàng Ngoài]], thì Cochinchine được người Phương Tây dùng để chỉ Đàng Trong, còn ''Tonkin'' chỉ Đàng Ngoài. Cuối thế kỷ 17, Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh khi vào thu phục vùng đồng bằng sông Cửu Long thì triều đình Đàng Trong đã gọi sông Koh Chin theo âm Hán-Việt là Cổ Chiên Giang (鼓栴江), và cửa sông Koh Chin là Cổ Chiên Môn (鼓栴门). Trên một số bản đồ cổ của Phương Tây in vào thế kỷ 18-19 còn đọc Koh Chin bằng những âm khác như Kho Cin, Cocin. Coghien..., hoặc như bản đồ do Stielers Handatlas xuất bản vào tháng 8-1891 tại Đức còn ghi cửa sông Koh Chin là Ko-kien.