Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tiểu quốc J'rai”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 6:
==Những ghi chép đầu tiên==
Năm 1446, quân Đại Việt dưới sự chỉ huy của Trịnh Khả, Lê Thụ và Lê Khắc Phục đã tấn công Chăm Pa. Cuộc tấn công kết thúc thắng lợi và thành Vijaya mà người Việt thời Lê gọi là thành Chà Bàn (hay Đồ Bàn) rơi vào tay quân Việt. Quân Việt cũng bắt sống vua Chăm là Bí Cai (Bichai) và mang về Thăng Long cùng với nhiều phi tần.
Năm 1470, quân Đại Việt do vua Lê Thánh Tông trực tiếp chỉ huy lại tấn công Chăm Pa. Quân Đại Việt lúc này đã rất mạnh và có tổ chức tốt. Ngược lại quân Chăm rất yếu và thiếu tính tổ chức. Quân Việt nhanh chóng tiến lên đánh bại quân Chăm và bao vây thành Vijaya. Thành Vijaya thất thủ vào ngày 2 tháng 3 năm 1471 sau bốn ngày giao tranh.Vua Cham Pa là Trà Toàn bị bắt sống và chết trên đường chở về Thăng Long. Ít nhất hơn 60.000 người Chămpa bị quân Việt giết trả thù và 30.000 bị bắt làm nô lệ cho quân Đại Việt. Kinh thành Vijaya bị phá hủy hoàn toàn. Sau chiến thắng vua Lê Thánh Tông đã sát nhập các địa khu Amaravati và Vijaya, và lập nên thừa tuyên Quảng Nam và duy trì vệ quân Thăng Hoa ở đây.Tướng Chăm là Bô Trì Trì,chiếm vùng đất Panduranga (sách sử Việt gọi là Phan Lung) xưng làm vua của người Chăm xin nộp cống xưng thần và vua Lê Thánh Tông phong Bô Trì Trì làm vương đất Chăm (sách Toàn thư gọi là Chiêm Thành tức là vùng đất Phan Rang, Thuận Hải ngày nay). Vua Lê Thánh Tông cũng phong vương cho tiểu vương xứ Kauthara cư dân chủ yếu là người Ê Đê (sách Toàn thư gọi là Hoa Anh tức là vùng đất tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa ngày nay.) và nước Nam Bàn (sau này là hai nước Thủy Xá và Hỏa Xá mà ngày nay là đất các tỉnh Gia Lai, Kon Tum và Đăk Lăk tức miền đất Tây Nguyên) cư dân nòng cốt là người Jarai, là tộc người kết hợp giữa người Chăm Vijaya và người Ê Đê cổ. Bộ phận hoàng tộc Chămpa Vijaya trong quá trình lịch sử đã đồng hóa vào văn hóa bản địa Jarai.
Những thông tin đầu tiên được biết đến về các vị tiểu vương và tiểu quốc của [[người Gia Rai|người Jarai]] này khi [[giáo sĩ]] [[Marini Romain]] ghi chép vào năm [[1646]] khi ông lên đây truyền đạo [[Công giáo]].
Theo ghi chép của [[Lê Quý Đôn]] trong [[Phủ biên tạp lục]]: