Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tạ Quang Bửu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 54:
=== 1910-1945: Thời kỳ đầu ===
Giáo sư Tạ Quang Bửu là một trong những nhà trí thức tài giỏi của Việt  từ khi giành độc lập năm 1945. Ông đã cống hiến rất nhiều cho sự nghiệp Cách mạng và giải phóng dân tộc cũng như nền khoa học nước nhà và góp phần không nhỏ trong sự nghiệp phát triển giáo dục Việt .
 
Ông sinh ngày 23-7-1910 tại thôn Hoành Sơn, xã Nam Hoành, huyện  Đàn, tỉnh Nghệ An.
 
Năm 1917 tại Tam Kỳ - Quảng Nam, trong kỳ thi về chữ Hán ngữ - Văn hoá Việt - Toán được tổ chức cho các em học sinh lên bảy, ông đã đỗ rất cao và từ đó trở nên nổi tiếng vì học tập xuất sắc.
 
Năm 1922, ông thi đỗ vào Trường Quốc học Huế. Sau đó ông ra Hà Nội học ở Trường Bưởi.
 
Năm 1929, sau khi thi đỗ đầu Tú Tài bản xứ, sau đỗ đầu Tú Tài Tây ban Toán và đỗ hạng cao Tú tài Tây ban Triết, ông được nhận học bổng của Hội “Như Tây du học” Trung kì và sang Pháp học. Ông thi đỗ vào Trường Centrale (A) Paris năm 1930, học Toán ở các trường Đại học Paris, Bordeaux (Pháp) và Oxford (Anh) từ 1930 đến 1934.
 
Năm 1934, ông về nước. Từ năm 1935 đến năm 1942, ông dạy học ở Trường Providence, Huế.
 
Từ 1942 đến 1945, ông là Giám đốc Vụ nghiên cứu điện – nước Trung kì. Tháng 4/1943, ông tham gia đàm phán ở Đà Lạt.
 
==Tham gia Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa==
Tháng 8/1945, ông cùng luật sư [[Phan Anh]] ra Hà Nội tham gia chính quyền cách mạng. Từ tháng 9/1945 đến tháng 1/1946, ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh cử làm Tham nghị trưởng Bộ Ngoại giao trong chính phủ lâm thời, phụ trách giao thiệp với Mỹ và Anh.
 
Từ 11/1945 đến ngày Toàn quốc kháng chiến, ông vừa tham gia các công việc của Chính phủ, vừa giảng dạy Vật lý tại Trường Đại học Hà Nội. Từ 3/1946, ông được Quốc hội cử giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
 
Tháng 6/1946, ông tham gia đoàn đàm phán ở Fontainebleau, được đồng chí [[Phạm Văn Đồng]] cử sang Thụy Sĩ dự kỉ niệm 200 năm Hội Khoa học Thụy Sĩ và tìm hiểu mua vũ khí. Những ngày toàn quốc kháng chiến, ông được giao nhiệm vụ đảm bảo vận chuyển cơ sở vật chất - kĩ thuật quân sự lên chiến khu.
 
Tháng 7/1947, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ 8/1947 đến 8/1948, ông là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, ủy viên Hội đồng Quốc phòng tối cao. Tháng 12/1947, ông là ủy viên Quân sự ủy viên hội.
 
Từ  9/1948 đến 1961, ông là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và kiêm nhiệm nhiều cương vị khác.
 
Năm 1954, ông tham gia đoàn đàm phán của chính phủ ở Genève.
 
==Sự nghiệp giáo dục==
 
Từ 1956 đến 1961, ông làm Hiệu trưởng Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
 
Từ 1957 đến 1959, ông nhận thêm nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng tổ chức Khoa học Việt Nam.
 
Từ 1959 đến 1976, ông được cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Năm 1976 ông nghỉ hưu.
 
Ông còn là đại biểu Quốc hội liên tục từ khoá I đến khoá VI, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ hoà bình thế giới của Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt – Xô.
 
Với công lao cống hiến của mình, ông được Đảng, Quốc hội, Nhà nước ta tặng thưởng:
 
Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Chiến thắng hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất, Huân chương Chiến công hạng Nhất, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Ba, Huy chương Quân kì quyết thắng.
 
Do tuổi cao sức yếu, Giáo sư Tạ Quang Bửu qua đời ngày 21 tháng 8 năm 1986 tại Bệnh viện Hữu nghị Việt – Xô, thọ 76 tuổi.
 
Năm 1996, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt 1) về khoa học công nghệ với “Tập hợp các công trình giới thiệu khoa học kĩ thuật hiện đại (sau 1945), chỉ đạo các nhiệm vụ kĩ thuật quan trọng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước”.
 
- See more at: <nowiki>http://thpttaquangbuu.hcm.edu.vn/gioi-thieu/tieu-su-giao-su-ta-quang-buu-c14582-9736.aspx#sthash.BGEAmHvZ.dpuf</nowiki>
 
Ông sinh ngày [[23 tháng 7]] năm [[1910]], trong một gia đình nhà giáo tại thôn Hoành Sơn, xã Nam Hoành, huyện [[Nam Đàn]], tỉnh [[Nghệ An]]. Năm [[1922]], ông thi vào [[trường Trung học phổ thông chuyên Quốc Học - Huế|trường Quốc học Huế]] và đỗ thứ 11. Sau đó ông ra [[Hà Nội]] học [[trường Trung học phổ thông Chu Văn An, Hà Nội|trường Bưởi]]. Năm [[1929]], sau khi đỗ đầu tú tài Việt và đỗ đầu tú tài Tây ban Toán, ông nhận được học bổng của Hội Như Tây Du học của Nguyễn Hữu Bài và sang [[Pháp]] học.