Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Thân”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Unicodifying
Dòng 1:
'''Nguyễn Thân''' (阮紳, [[1840]]- ?)<ref>Theo ''Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam'' (tr. 635). Có nguồn chép ông sinh năm [[1853]], và mất năm [[1914]].</ref>, tự '''Thạch Trì'''; là võ quan [[nhà Nguyễn]] và là cộng sự đắc lực của [[đế quốc thực dân Pháp|thực dân Pháp]] vào những năm cuối [[thế kỷ 19]] tại [[Việt Nam]].
 
Nguyễn Thân đã mang quân đánh dẹp thành công các thế lực người Việt nổi dậy chống Pháp và đem lại sự bình yên một thời gian cho An Nam, lúc ấy dưới sự cai trị của Pháp. Nhờ những chiến công, ông đã được trao nhiều huy chương danh giá của nước Pháp và làm Phụ chính đại thần, cùng với Nguyễn Trọng Hợp là hai người nắm đại quyền trong triều đình An Nam lúc đó.
 
Nguyễn Thân sau đó về hưu và chết bởi bệnh điên.
Dòng 7:
==Nguồn gốc và giáo dục==
 
Quê gốc '''Nguyễn Thân''' là làng Thạch Trụ, huyện [[Mộ Đức]], tỉnh [[Quảng Ngãi]]. Cha là [[Nguyễn Tấn]], một võ quan triều [[Tự Đức]], nhờ dùng mưu kế, thu phục được các sắc dân ở Đá Vách ([[Quảng Ngãi]]). Tương truyền Nguyễn Tấn ăn đường Phèn, người Đá Vách tưởng ông ăn đá cuội, nên tôn ông làm "thần tướng". Theo lời của Nguyễn Thân:''cha tôi làm tướng trông coi vùng núi Quảng Ngãi, Bình Định và Quảng Nam.''<ref name="Dương 2016">Xứ Đông Dương, Nhà xuất bản Thế giới, 2016, trang 299</ref>
 
Cha của Nguyễn Thân chết khi còn trẻ, Nguyễn Thân kế nhiệm chức của cha mình, các bộ tộc này lại nổi dậy, triều đình sai Nguyễn Thân đi đánh dẹp, biết ông là con của "thần tướng", họ lui quân. Lập được công, Nguyễn Thân trở nên nổi tiếng <ref>''Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam'' (tr. 636) và ''Việt Nam cách mạng cận sử'' (tr.181). Xem thêm trang [[Nổi dậy ở Đá Vách thời Nguyễn]].</ref>.
Dòng 13:
==Sự nghiệp==
 
Đêm 22 rạng 23 [[tháng tư|tháng 4]] [[âm lịch]] (tức 5-6 [[tháng bảy|tháng 7]] năm [[1885]]), [[Tôn Thất Thuyết]] và [[Nguyễn Văn Tường]], đem quân tấn công trại binh của [[Đế quốc thực dân Pháp|Pháp]] ở đồn Mang Cá ([[Huế]]). Đến sáng thì đối phương phản công, quân Nguyễn thua, phải đưa vua [[Hàm Nghi]] chạy ra [[Quảng Trị]]. Ngay sau đó, nghĩa quân chiếm thành [[Bình Định]], làm căn cứ kháng Pháp. Nguyễn Thân cũng có ý muốn chiếm tỉnh thành này, để làm nơi cát cứ, nhưng vì chậm chân hơn.
 
Đại thần Tôn Thất Thuyết dẫn theo vua Hàm Nghi để kêu gọi toàn dân đứng lên chống Pháp, toàn xứ Trung Kỳ rơi vào rối loạn và các cuộc nổi dậy nổ ra khắp nơi.<ref>Xứ Đông name="Dương, Nhà xuất bản Thế giới, 2016, trang 299<"/ref> Khi vua [[Hàm Nghi]] ban bố [[phong trào Cần Vương|dụ Cần Vương]], Nguyễn Thân tham gia Nghĩa hội [[Quảng Ngãi]]<ref>Theo ''[[Việt Nam vong quốc sử]]'', tr.34.</ref>. Nhưng sau khi suy tính thiệt hơn, ông phản lại Nghĩa hội để phục vụ cho vua [[Đồng Khánh]] đang hợp tác với [[đế quốc thực dân Pháp|thực dân Pháp]].
 
Vua [[Đồng Khánh]] sai Nguyễn Thân đem quân đàn áp cuộc khởi nghĩa ở [[Quảng Ngãi]] do [[Lê Trung Đình]] hay Cử Đình-[[Nguyễn Tự Tân]] hay Tú ân chỉ huy với 2.000 lính triều đình. Nguyễn Thân chiếm lại được thành Quảng Ngãi, bắt giữ 14 người thủ lĩnh và chặt đầu tại trận.<ref>Xứ Đông name="Dương, Nhà xuất bản Thế giới, 2016, trang 299<"/ref>
 
([[Tháng bảy|tháng 7]] năm [[1885]]), Nguyễn Thân tiến về Bình Định nhằm dập tắt cuộc khởi nghĩa ở [[Bình Định]] (1885-1187) do [[Mai Xuân Thưởng]] lãnh đạo. Nguyễn Thân đã lập tại trật tự và tổ chức chính quyền tại tất cả các huyện. Kể từ đó, Nguyễn Thân trở thành một tướng lĩnh quan trọng của triều vua Đồng Khánh đồng thời là cộng sự đắc lực, rất được Pháp tin cậy.