Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phan Hòa Hiệp”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Unicodifying
Dòng 16:
}}
 
'''Phan Hòa Hiệp''' (1927-2013), nguyên là một tướng lĩnh Kỵ binh của [[Quân lực Việt Nam Cộng hòa]], cấp bậc [[Chuẩn tướng]]. Ông xuất thân từ khóa đầu tiên tại trường Võ bị Địa phương do Quân đội Liên hiệp Pháp mở ra ở miền Trung Việt Nam. Ra trường, ông được chọn vào Binh chủng Thiết giáp. Sau chuyển sang chỉ huy đơn vị Bộ binh cấp Sư đoàn. Ông từng đảm nhiệm chức vụ Phó, rồi Trưởng đoàn Việt Nam Cộng hòa trong Ban Quân sự hỗn hợp thi hành [[Hiệp định Paris 1973]]. Từ năm 2002 ông là Lãnh tụ của một hệ phái Đại Việt Quốc dân Đảng<ref> Không rõ cựu tướng [[Phan Hòa Hiệp]] gia nhập đảng "Đại Việt Quốc dân" vào thời điểm nào.</ref> trong cộng đồng người Việt ở Mỹ.
 
==Tiểu sử & Binh nghiệp==
Dòng 22:
 
===Quân đội Liên hiệp Pháp===
Tháng 7 năm 1950, thi hành lệnh động viên, ông nhập ngũ vào Quân đội Liên hiệp Pháp. Theo học khóa 1 Võ bị Địa phương Trung Việt,<ref> Trường Võ bị Đia phương Trung Việt, còn gọi là trường Sĩ quan Đập Đá Huế, vì vị trí của trường đặt tại địa danh này ngay bờ sông Hương, cũng là cơ sở trước đó trường Võ bị Quốc gia đã đào tạo được 2 khóa sĩ quan là khóa 1 Phan Bội Châu và khóa 2 Quang Trung. Các sĩ quan tốt nghiệp 2 khóa này thường được gọi là xuất thân từ trường "Võ bị Huế". Năm 1950, trường Võ bị Huế chuyển về Nam Cao nguyên Trung phần lấy tên Võ bị Liên quân Đà Lạt, tiếp tục đào tạo khóa 3 Trần Hưng Đạo.</ref> khai giảng ngày 1 tháng 8 năm 1950. Ngày 1 tháng 4 năm 1951 mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc [[Chuẩn úy]]. Ra trường ông được phục vụ trong đơn vị Thám thính Xa giữ chức vụ Trung đội trưởng.
 
===Quân đội Quốc gia Việt Nam===
Tháng 10 năm 1952, sau khi Quân đội Quốc gia thành lập Bộ Tổng Tham mưu. Chính thức từ Quân đội Liên hiệp Pháp chuyển sang phục vụ cơ cấu Quân đội mới, ông được thăng cấp [[Thiếu úy]] và được cử theo học khóa căn bản Thiết giáp (cấp Trung và Đại đội) tại Trung tâm Huấn luyện Thiết giáp Viễn Đông ở Cap Saint-Jacques (Vũng Tàu). Tháng 4 năm 1953, mãn khóa học ra đơn vị, ông được giữ chức vụ Đại đội trưởng Đại đội 2 Thám thính, thuộc Chi đoàn 2 Thiết giáp. Cuối năm 1954, ông được thăng cấp [[Trung úy]], sau đó được chọn đi du học khóa cao cấp Thiết giáp tại trường Thiết giáp Kỵ binh Saumur, Pháp.<ref> Du học khoa cao cấp Thiết giáp ở trường Kỵ binh Samur Pháp, còn có những sĩ quan sau đây:<br/>- Đại úy [[Nguyễn Duy Hinh]] (Khóa 1 Võ khoa Nam Định, sau cùng là Thiếu tướng Tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ binh)<br/>- Đại úy [[Lê Đức Đạt]] (Khóa 5 Võ bị Đà Lạt, sau cùng là Đại tá Tư lệnh Sư đoàn 22 Bộ binh, năm 1972 tử trận, được truy thăng cấp bậc Chuẩn tướng)<br/>- Trung úy [[Trần Quang Khôi]] (Khóa 6 Võ bị Đà Lạt, sau cùng là Chuẩn tướng Tư lệnh Lữ đoàn 3 Kỵ binh)<br/>- Trung úy '''Thẩm Nghĩa Bôi''' (Khóa 6 Võ bị Đà Lạt, sau cùng là Đại tá Tham mưu phó Bộ Chỉ huy Thiết giáp Trung ương.</ref>
 
===Quân đội Việt Nam Cộng hòa===
Dòng 31:
Cuối tháng 10 năm 1955, [[Quân đội Quốc gia Việt Nam]] được đổi tên thành [[Quân đội Việt Nam Cộng hòa]], ông tiếp tục phục vụ cơ cấu mới này. Tuy nhiên, mãi đến giữa năm 1963 ông mới được thăng cấp [[Đại úy]] và được cử giữ chức Tham mưu trưởng trường Thiết giáp ở Thủ Đức do Thiếu tá [[Nguyễn Văn Toàn]] làm Chỉ huy trưởng.
 
Tháng 11 năm 1963, ông thuộc nhóm sĩ quan tham gia cuộc [[Đảo chính Việt Nam Cộng hòa 1963|đảo chính]] ngày 1 tháng 11, lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm. Vì vậy, khi đảo chính nổ ra, ông chỉ huy một Chi đoàn Thiết giáp M.113 về bảo vệ Bộ Tổng tham mưu. Sáng ngày 2 tháng 11, ông được lệnh dẫn theo 2 xe thiết giáp M.113 cùng một số sĩ quan tháp tùng đến [[Nhà thờ Cha Tam]] để đón 2 anh em ông Diệm và ông Nhu. Trong số các sĩ quan đi cùng, có tướng [[Mai Hữu Xuân]], Đại tá [[Dương Ngọc Lắm]], Thiếu tá Dương Hiếu Nghĩa và Đại úy Nguyễn Văn Nhung. Tuy nhiên, khi về đến Bộ Tổng tham mưu, 2 anh em ông Diệm, vốn được áp tải trong một chiếc M.113, đã chết trong hoàn cảnh đầy nghi vấn. Buổi chiều cùng ngày, ông được thăng cấp [[Thiếu tá]]. Một số tài liệu chưa được kiểm chứng còn cho rằng ông còn nhận được 100.000 đồng tiền thưởng từ Trung tướng [[Trần Văn Đôn]]. Do những sự kiện này, nhiều tài liệu nghi vấn về vai trò của ông trong cái chết đầy tranh cãi của anh em ông Tổng thống Diệm và ông Cố vấn Nhu.<ref> Tướng [[Phan Hòa Hiệp]] cũng là một trong số các nhân chứng về cái chết đầy nghi vấn của Tổng thống Diệm và Cố vấn Nhu ngày 1 tháng 11 năm 1963.</ref>
 
Tháng 12 năm 1963, ông được cử làm Chiến đoàn phó Chiến đoàn M.24 tại Sài Gòn do Trung tá Dương Hiếu Nghĩa làm Chiến đoàn trưởng. Đầu tháng giêng năm 1967, ông được cử làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 4 Thiết giáp (sau cải danh thành Thiết đoàn 4) đóng tại Đà Nẵng. Tháng giêng năm 1968, ông được thăng cấp [[Trung tá]] tại nhiệm.
Dòng 37:
Tháng 8 năm 1969, ông được thăng cấp [[Đại tá]] tại nhiệm. Tháng 9 cùng năm, ông bàn giao Thiết đoàn 4 lại cho Thiếu tá Nguyễn Hữu Lý, sau đó ông được bổ nhiệm chức vụ Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Thiết giáp binh tại Trại Phù Đổng ở [[Gò Vấp]] thay thế Trung tá Dương Văn Đô.
 
Tháng giêng năm 1971, ông được cử làm Tư lệnh Lữ đoàn 1 Thiết giáp tân lập tại Đà Nẵng, chỉ huy đơn vị tham gia cuộc hành quân [[Lam Sơn 719]] đánh chiếm [[A Lưới]]. Cuối tháng 2 cùng năm, ông tái nhiệm chức vụ Chỉ huy trưởng Thiết giáp.
 
Trung tuần tháng 1 năm 1972, bàn giao Bộ chỉ huy Thiết giáp lại cho Thiếu tướng Nguyễn Văn Toàn. Sau đó, ông được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 2 Bộ binh. Hai tuần sau đó, ông được thăng cấp [[Chuẩn tướng]]. Cuối tháng 8 cùng năm, bàn giao Sư đoàn 2 lại cho Đại tá [[Trần Văn Nhựt]]. Ngay sau đó, ông được chuyển về phục vụ tại Trường Cao đẳng Quốc phòng.