Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Từ Văn Bê”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Unicodifying
Dòng 18:
 
==Tiểu sử & Binh nghiệp==
Ông sinh ngày 31 tháng 10 năm 1931 trong một gia đình điền chủ khá giả có nguồn gốc là người Hoa tại Long Xuyên (An Giang), miền tây Nam phần Việt Nam. Thiếu thời ông học ở trường Tiểu học Long Xuyên. Khi học lên trên, ông được gia đình gửi sang Cần Thơ học ở trường Trung học College de Cantho.<ref> Trường Trung học Đệ Nhất cấp (nay là Trung học Cơ sở cấp II) College Cantho, sau đổi tên thành trường Trung học Phan Thanh Giản.</ref> Năm 1949 thi đậu bằng Thành chung. Chuyển lên Sài Gòn học tiếp ở trường Trung học Lycée Chasseluop Laubat Saigon.<ref> Trường Trung học Đệ Nhị cấp (nay là Trung học Phổ thông cấp III) Lycée Chasseluop Saigon, sau đổi tên thành Trường Trung học Lê Quý Đôn.</ref> Năm 1953, ông tốt nghiệp với văn bằng Tú tài toàn phần (Part II).
 
===Quân đội Quốc gia Việt Nam===
Dòng 24:
 
===Quân đội Việt Nam Cộng hòa===
Tháng 7 năm 1955, ông tốt nghiệp với cấp bậc [[Thiếu úy]] hiện dịch. Về nước, phục vụ trong Quân đội Việt Nam Cộng hoa do Chính thể Đệ nhất Cộng hòa đổi tên từ Quân đội Quốc gia, ông được giữ chức Phụ tá Kỹ thuật thuộc Phi đoàn 1 Tác chiến và Liên lạc ở Nha Trang<ref> Phi đoàn 1 Tác chiến và Liên lạc là tiền thân của Sư đoàn 2 Không quân sau này.</ref> do Đại úy Đinh Văn Chung<ref> Đại úy '''Đinh Văn Chung''' (Tốt nghiệp Võ bị Đà Lạt K3. Sau cùng là Đại tá Tham mưu phó CTCT tại Bộ Tư lệnh KQ).</ref> làm Chỉ huy trưởng.
 
Đầu năm 1956, ông là sĩ quan cơ khí của Phi đoàn 1 thay thế Trung úy Lê Văn Khương. Tháng 12 cùng năm, ông được thăng cấp [[Trung úy]] và được cử làm Trưởng phòng Kỹ thuật của Phi đoàn Khu trục<ref> Phi đoàn Khu trục được thành lập vào ngày 1 tháng 6 năm 1956 tại Biên Hòa.</ref> do Đại úy Huỳnh Hữu Hiền<ref> Đại úy '''Huỳnh Hữu Hiền''' (Tốt nghiệp Sĩ quan Trừ bị Nam Định. Nguyên tư lệnh Không quân 1962-1963. Giải ngũ cuối năm 1963).</ref> làm Chỉ huy trưởng.
 
Giữa năm 1958, ông được thăng cấp [[Đại úy]], bàn giao chức vụ Trưởng phòng Kỹ thuật lại cho Đại úy Dương Xuân Nhơn. Sau đó được cử đi du học tu nghiệp tại căn cứ Không quân Hoa Kỳ Clark ở Phi Luật Tân. Mãn khóa về nước ông được cử giữ chức Giám đốc Công xưởng Biên Hòa thay thế Đại úy Lê Văn Khương.<ref> Đại úy '''Lê Văn Khương'''. Sau cùng là Đại tá Không quân.</ref>
 
Cuối năm 1963, sau cuộc đảo chính Tổng thống [[Ngô Đình Diệm]] (1 tháng 11). Ngày 5 tháng 11, ông được thăng cấp [[Thiếu tá]] tại nhiệm. Đầu tháng 2 năm 1964, sau cuộc [[Cuộc chỉnh lý tại Việt Nam Cộng hòa 1964|Chỉnh lý nội bộ ngày 30 tháng 1]] với các tướng lãnh trong [[Hội đồng Quân nhân Cách mạng (Việt Nam Cộng hòa)|Hội đồng Quân Nhân Cách mạng]] để lên nắm quyền lãnh đạo của tướng [[Nguyễn Khánh]], Công xưởng Không quân Biên Hòa được cải danh thành Không đoàn Kỹ thuật và Tiếp vận đồng thời chức vụ Giám đốc Công xưởng cũng được cải danh thành chức vụ Tư lệnh Không đoàn. Ông trở thành Tư lệnh đầu tiên của Không đoàn Kỹ thuật và Tiếp vận.
 
Ngày Quân lực 19 tháng 6 năm 1966, ông được thăng cấp [[Trung tá]] tại nhiệm. Đầu năm 1968, ông được thăng cấp [[Đại tá]] tại nhiệm. Đến tháng Giêng năm 1969, Không đoàn Kỹ thuật và Tiếp vận được cải danh thành Bộ chỉ huy Tiếp vận Không quân, ông được chuyển sang chức vụ Chỉ huy trưởng. Tháng giêng năm 1974, ông được thăng cấp [[Chuẩn tướng]] tại nhiệm.
 
Ông đã ở đơn vị này suốt 17 năm (1958-1975) và ở chức vụ Chỉ huy trưởng cho đến cuối tháng 4 năm 1975.