Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hệ quy chiếu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 118.69.62.56 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Tttrung
Dòng 20:
'''Hệ quy chiếu phi quán tính''' là hệ quy chiếu có xuất hiện [[lực quán tính]]. Trong cơ học cổ điển, chúng là các hệ quy chiếu chuyển động có [[gia tốc]] so với hệ quy chiếu quán tính. Trong hệ quy chiếu này dạng của các [[định luật vật lý|định luật]] [[cơ học cổ điển]] chỉ chứa các lực cơ bản có thể thay đổi so với trong các hệ quy chiếu quán tính, do có thêm lực quán tính. Các định luật cơ học bao gồm cả lực quán tính sẽ không cần thay đổi.
 
Trong cơ học cổ điển, một hệ quy chiếu [[chuyển động]] không có [[gia tốc]] (thẳng đều hoặc đứng yên) so với một hệ quy chiếu quán tính khác thì cũng sẽ là hệ quy chiếu quán tính. [[Nguyên lý tương đối Galileo|Nguyên lý Galileo]] phát biểu trong cơ học cổ điển coi mọi hiện tượng cơ học đều xảy ra như nhau trong các hệ quy chiếu [[quán tính]]. Sau này [[Albert Einstein]] mở rộng tính chất này và cho rằng tất cả các quá trình [[vật lý học|vật lý]] đều xảy ra như nhau trong hệ quy chiếu [[quán tính]] ([[thuyết tương đối hẹp|lý thuyết tương đối hẹp]]) rồi rộng hơn nữa là mọi quá trình [[vật lý học|vật lý]] đều xảy ra như nhau trong mọi hệ quy chiếu ([[thuyết tương đối rộng|lý thuyết tương đối rộng]]).
 
Trong thực tế hầu như không có một hệ quy chiếu nào gắn với các vật thể là hệ quy chiếu [[quán tính]] hoàn toàn cả do mọi vật thể đều chuyển động có gia tốc so với nhau. Hệ quy chiếu gắn với [[Trái Đất]] cũng không phải là hệ quy chiếu quán tính thực sự. Ví dụ, [[trọng lượng biểu kiến]] của mọi vật trên [[Trái Đất]] cũng thay đổi do sự chuyển động quay của [[Trái Đất]]. Thông thường một vật ở xích đạo sẽ nhẹ hơn vật ở hai cực 0.35%, do [[lực ly tâm]] trong hệ quy chiếu quay của bề mặt Trái Đất tại xích đạo. Tuy nhiên, ta có thể xem là hệ quy chiếu này là gần [[quán tính]] nếu các [[lực quán tính]] là rất nhỏ so với các [[lực]] khác.