Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trịnh (nước)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 78:
Khi đó, [[Tề Tương công]] hội minh, có mời Trịnh Tử Vỉ, Cao Cừu Di đi theo. Trong buỗi lễ, Tề Tương công ra tay giết Trịnh Tử Vỉ, Cừ Di hoảng sợ chạy về nước Trịnh. Tại đó, Cừ Di cùng tế Trọng lại lập [[Trịnh Tử Anh]] lên ngôi. Không lâu sau, Tề công tấn công nước Trịnh, Trịnh Tử Anh, Tế Trọng và Cao Cừ Di đều bị giết, Tề công sai người đưa Trịnh Lệ công về nước, lập làm quốc chủ như cũ.
 
Nửa sau thời Xuân Thu, các quốc gia xung quanh như [[nước Tấn]], [[nước Sở]], [[nước Tần]], [[nước Tề]] lớn mạnh và mở rộng. Nước Trịnh bị thu hẹp và thường đóng vai trò trung gian ngoại giao giữa các quốc gia lớn mạnh tranh giành ngôi bá chủ. Thời kỳ đầu, Trịnh thường làm trung gian giảng hòa giữa Tề và Sở, thời kỳ sau là giữa Tấn và Sở. Do vai trò trung gian của Trịnh, cục diện giữa các quốc gia tại trung nguyên được giữ cân bằng trong nhiều năm.
 
Sang đầu thời [[Chiến Quốc]], [[tấnTấn (nước)|nước Tấn]] bị chia làm 3: [[nước Hàn]], [[nước Triệu,]] và [[nước Ngụy]]. Nước Trịnh giáp với Hàn và Ngụy. Chiến tranh liệt quốc càng khốc liệt. Trước sự lớn mạnh của [[Chiến Quốc Thất hùng (Tề, Yên, Tần, Sở, Hàn, Triệu, Ngụy)]], nước Trịnh cùng các chư hầu [[Vệ (nước)|Vệ]], [[Lỗ (nước)|Lỗ]],… ngày càng suy yếu, chỉ trừ có [[Tống (nước)|Tống]] là vẫn đương cự được với thấtThất hùng lúc đó.
 
Từ thời [[Trịnh Tương công]], [[Thất mục]] (七穆) chấp chánh đại quyền, điều khiển quốc gia. Thời kì Thất mục chấp quyền, duy có [[Tử Sản]] (子产; cháu [[Trịnh Mục công]], còn gọi là ''Công Tôn Kiền'' 公孙侨) là có chính sách linh hoạt, giúp nước Trịnh bị kẹt giữa các cường quốc một thời gian trở nên phú quý và giàu có. Sau thời đại Tử Sản, nước Trịnh lại rơi vào suy yếu.
 
Thời kì đầu Chiến Quốc, nước Trịnh chủ yếu bị [[nước Hàn]] đang lên chèn ép. [[Trịnh Ai công]] bị dân trong nước giết, [[Trịnh Cộng công]] rồi tiếp đến là [[Trịnh U công]] liên tiếp bị lập lên ngôi. Nước Hàn tấn công nước Trịnh, giết U công, lập Công tử Đài lên ngôi, tức [[Trịnh Nhu công]]. Thời Trịnh Nhu công, nước Trịnh đôi ba lần đánh nhau với nước Hàn, thắng thua đều có, vô cùng kịch liệt. Năm [[398 TCN]], Trịnh Nhu công giết đại phu là [[Tử Dương]], rồi dư đảng của Tử Dương hợp lại giết Trịnh Nhu công, lập Công tử Ất lên ngôi, tức [[Trịnh Khang công]]. Vào lúc này, quân lực nước Trịnh ngày càng suy yếu, dần bị nước Hàn chiếm các thành quốc quan trọng như [[Dương Thành]].
 
Năm [[375 TCN]], Trịnh bị Hàn tiêu diệt<ref name="BaiShouyi">{{chú thích sách |last=Bai |first=Shouyi |authorlink= |coauthors= |title=An Outline History of China |year=2002 |publisher=Foreign Language Press |location=Beijing |isbn=7-119-02347-0}}</ref><ref name="HGCreel">{{chú thích sách |last=Creel |first=Herrlee G. |authorlink=Herrlee Creel |coauthors= |title=The Origins of Statecraft in China |year= |publisher= |location= |isbn=0-226-12043-0}}</ref><ref name="RLWalker">{{chú thích sách |last=Walker |first=Richard Lewis |authorlink= |coauthors= |title=The Multi-state System of Ancient China |year= |publisher= |location=Beijing |isbn=}}</ref><ref name="chinaKnowledge">{{chú thích web |url =http://chinaknowledge.de/History/Zhou/rulers-zheng.html |title = The Zheng Feudal Lords |accessdate = August 28 |accessdaymonth = |accessmonthday = |accessyear = 2007 |author = |last = |first = |authorlink = |coauthors = |date = |year = |month = |format = |work = |publisher = China Knowledge |pages = |doi = |archiveurl = |archivedate = |quote = }}</ref>. Về sau công tử nước Hàn là [[Hàn Phi]] viết sách [[Hàn Phi tử]] thường lấy người nước Trịnh làm ví dụ về người ngốc nghếch.