Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thiên hoàng Kōmei”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 41:
Ngày 7 tháng 8 năm 1853, Tư lệnh hạm đội Đông Ấn Độ của Mỹ là [[Matthew C. Perry]] (1794-1858) dẫn 4 chiếc thuyền có trang bị đại pháo đến thành phố cảng Uraga trao cho chính quyền quốc thư của Tổng thống Mỹ [[Millard Fillmore]] ( 1800-1874, tổng thống thứ 13, tại chức 1850-53) đòi Nhật phải mở cửa thông thương. Trước đe dọa này, Mạc phủ dùng kế hoãn binh, hẹn Perry năm sau sẽ trả lời. Perry vừa rút đi thì lập tức Đề đốc Putyaacutetin (Evfmij Vasalievich, 1803-1883) <ref>G. Carré phiên âm kiểu Pháp là Efim Alexeivitch Poutiatine. (tr 930).</ref> đến Nagasaki và cũng đưa ra đòi hỏi tương tự như của Perry.
 
Trước tình hình ấy, Mạc phủ lúng túng không biết phải giải quyết như thế nào. Viên rōjū shuza (Lão trung thủ tọa, tương đương Thủ tướng Nhật lúc đó) là [[Abe Masahiro]] (1843 - 1855<ref>Masahiro sau khi ký điều ước Kanagawa đã bị các daimyo tozama phản đối vì ông thân thiện với người nước ngoài và bị cách chức vào tháng 9/1855. Kế nhiệm ông là Hotta Masayoshi (tháng 10/1855). Xem: Bolitho, Harold .(1974). ''Treasures Among Men: The Fudai Daimyo in Tokugawa Japan''. New Haven: Yale University Press. <nowiki>ISBN 978-0-300-01655-0</nowiki> ; OCLC 185685588</ref>) tiến hành cuộc trưng cầu ý kiến xem ý kiến của các tầng lớp nhân dân Nhật Bản như thế nào. Trong số 61 ý kiến từ gần 400 bức thư trả lời của daimyo, cận thần của Shogun, nho gia thì có 26 ý kiến (chung) là nhượng bộ và chấp nhận đòi hỏi của Mỹ, 14 ý kiến mơ hồ và một số ý kiến khác không rõ rệt<ref>Beasley, William G (1972). ''The Meiji Restoration'' . <nowiki>ISBN 0804708150</nowiki> : Stamford University Press, p.90 - 95</ref>.
 
Ngày 13/02/1854, Perry trở lại Nhật với 7 chiếc thuyền xâm nhập vào sâu trong vịnh Edo, có ý dùng võ lực thật sự nếu thương thuyết không xong. Sau khi đặt chân lên Yokohama, thái độ của Perry trước sau vẫn cứng rắn tuy lời lẽ trong công hàm ngoại giao của Tổng thống Fillmore rất lịch sự. Masahiro ở thế quá kẹt đành phải chấp thuận đòi hỏi mở cửa hải khẩu của Mỹ. Ông cử Hayashi Akira làm đại diện của Nhật, ký với Perry bản Điều ước Kanagawa (31 tháng 3 năm 1854)<ref>WG Beasley (1972), ''The Meiji Restoratio''n, <nowiki>ISBN 0804708150</nowiki> : Stamford University Press. p.90–95.</ref>