Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Dân chủ trực tiếp”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Ahihi456 (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Ahihi456 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 13:
Tuy nhiên, từ thời [[dân chủ Athena|dân chủ Athen]], hình thức chính quyền này hiếm khi được dùng (chỉ một số chính phủ thi hành một phần chứ không như thời Athen cổ). Các nền dân chủ [[bầu cử|đầu phiếu]] hiện đại nhìn chung chỉ dựa trên các đại diện dân chủ được nhân dân bầu ra và thường được gọi là [[dân chủ đại nghị|dân chủ đại diện]].
 
Lập pháp công dân trong kỷ nguyên hiện đại bắt đầu ở các thành thị của [[Thụy Sĩ]] vào thế kỷ thứ 13. Năm [[1847]], người Thụy Sĩ thêm "đạo luật trưng cầu dân ý" vào hiến pháp của họ. Họ sớm phát hiện ra rằng chỉ có quyền phủ quyết các luật của [[Nghị viện]] thôi chưa đủ. Năm [[1890]], khi các điểu khoản cho việc làm luật của người dân nước Thụy Sĩ đang được tranh luận trong xã hội dân sự và nhà nước, người Thụy Sĩ đã dùng lại ý tưởng về việc đa số kép từ [[Quốc hội Hoa Kỳ|Quốc hội Mỹ]], nơi mà các phiếu bầu ở Hạ viện đại diện cho nhân dân và phiếu bầu ở Thượng viện đại diện cho tiểu bang (Kobach, 1993). Năm [[1891]], họ thêm vào "''Quyền đề xướng luật lệ sửa đổi trong hiến pháp''". Các cuộc tranh luận chính trị gay gắt của Thụy Sĩ từ năm 1891 đã cho thế giới một nền tảng kinh nghiệm có giá trị trong quyền đề xướng luật lệ sửa đổi trong hiến pháp (Kobach, 1993).
 
Ở [[Thụy Sĩ]], ''đa số đơn'' ''(single majorities)'' có thẩm quyền ở cấp thành thành thị và tiểu bang (canton và bán canton), nhưng ở cấp trung ương, ''đa số kép'' ''(double majorities)'' phải có trong những vấn đề có liên quan tới hiến pháp. Mục đích của đa số kép chỉ để bảo đảm cho tính hợp pháp của các luật do nhân dân lập ra. Trước hết, đa số kép là sự tán thành bởi đa số phiếu và tiếp theo là đa số ở cấp tiểu bang nơi đa số phiếu đó đồng ý với cách thức bỏ phiếu. Một luật do công dân đề xướng không thể nào được thông qua ở Thụy Sĩ ở cấp trung ương nều một nhóm đa số người dân tán thành nhưng đa số của các tiểu bang không tán thành (Kobach, 1993). Để [[trưng cầu dân ý]] hay đề xướng trong những điều khoản chung thì đa số phiếu bầu là đã đủ (Hiến pháp Thụy Sĩ, 2005).