Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trần Nhân Tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Sua trúng tã
Dòng 104:
Đối với nhà Nguyên, hai vua Trần tiếp tục thực thiện chính sách đối ngoại mềm dẻo với nhà Nguyên.{{sfn|Trần Trọng Kim|1971|p=63–65}}<ref name="lemanhthathauchien"/> Từ tháng 4 đến tháng 11 năm 1288, Nhân Tông đã ba lần cử sứ giả sang Nguyên để triều cống và "tạ tội".{{sfn|Ngô Sĩ Liên|1993|pp=199–200}}<ref name="lemanhthathauchien"/> Đồng thời, triều đình Trần cũng gửi vua Nguyên một bức thư biện hộ cho hai cuộc kháng chiến năm 1285 và 1287-88, trong đó có đoạn: ''"Năm Chí Nguyên thứ 23 (1286), bình chương A Lý Hải Nha tham công ngoài biên giới, làm trái [[Hốt Tất Liệt|Thánh chỉ]]... Mùa đông năm Chí Nguyên thứ 24 (1287) lại thấy đại quân thủy bộ đều tiến sang, thiêu đốt chùa chiền khắp nước, đào bới mồ mả tổ tiên, bắt giết người dân già trẻ, đập phá sản nghiệp trăm họ..."''. Đến tháng 12 năm 1288, Hốt Tất Liệt sai Lý Tư Diễn và Vạn Nô đi đòi Nhân Tông sang chầu và thả tù binh Nguyên về nước. Vua Trần đã thiết đãi nồng hậu và biếu vàng bạc cho sứ Nguyên, nhưng dứt khoát không chịu sang chầu.{{sfn|Nhiều tác giả|1988|pp=474–475}}<ref name="lemanhthathauchien"/> Đầu năm 1289, Nhân Tông truyền lệnh đưa hết tù binh Nguyên về nước. Riêng đối với Ô Mã Nhi, Nhân Tông và Hưng Đạo Đại vương quyết định ám sát để trừ hậu họa. Nhà vua cấp thuyền cho Ô Mã Nhi trở về, rồi chọn người lặn giỏi làm phu thuyền và nhân lúc đêm tối dùi thuyền thủng cho đắm. Vua Trần đã giải thích với Hốt Tất Liệt rằng Ô Mã Nhi chết đuối do thuyền bị rỉ nước.<ref name="lemanhthathauchien"/>{{sfn|Trần Trọng Kim|1971|p=63–65}}{{sfn|Ngô Sĩ Liên|1993|pp=199–200}} Người Nguyên không thể tra cứu việc này nên đành lờ đi, không trách cứ.{{sfn|Trần Xuân Sinh|2006|p=241}}
 
Sau thất bại trong cuộc chiến năm 1288, nhà Nguyên vẫn chưa bỏ mộng xâm lược Đại Việt.{{sfn|Trần Trọng Kim|1971|p=63–65}} Mặc dù Nhân Tông đã sai Nghiêm Trọng Duy và Trần Tử Trường sang Nguyên dâng lễ vật và "tạ tội không vào chầu" vào tháng 9 âm lịch năm 1291, vua Nguyên lại cử Trương Lập Đạo và Thiếp Mộc Nhĩ sang dụ Nhân Tông đến chầu vào cuối năm 1291 &ndash; đầu năm 1292. Nhân Tông tiếp tục từ chối với lý do chịu tang cha (Thượng hoàng [[Trần Thánh Tông]] mất năm 1290); sau đó ông sai Nguyễn Đại Phạp và Hà Duy Nghiêm sang triều cống vua Nguyên.<ref name="lemanhthathauchien"/>{{sfn|Lê Tắc|1961|pp=28–30}} Năm 1293, sau khi Nhân Tông truyền ngôi cho con là [[Trần Anh Tông]], Hốt Tất Liệt lại sai sứ sang bắt Nhânvua TôngTrần vào chầu. Thượng hoàng NhânAnh Tông cáo bệnh không đi và sai Đào Tử Kỳ sang cống nạp.{{sfn|Ngô Sĩ Liên|1993|p=203}} Nhà Nguyên giam Tử Kỳ ở Giang Lăng và sửa soạn tấn công Đại Việt. Nhưng việc chuẩn bị chưa hoàn tất thì Hốt Tất Liệt chết; tân hoàng đế [[Nguyên Thành Tông]] đã hủy bỏ kế hoạch xâm chiếm Đại Việt, đồng thời thả Tử Kỳ về nước.<ref name="lemanhthathauchien"/>{{sfn|Trần Trọng Kim|1971|p=63-65}}{{sfn|Lê Tắc|1961|p=106}}
 
== Thái thượng hoàng ==