Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hiển Từ Thuận Thiên hoàng hậu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 40:
Bà có em gái là '''Chiêu Thánh công chúa''' (昭聖公主), vị công chúa sau này được Huệ Tông nhường ngôi, trở thành Hoàng đế cuối cùng của nhà Lý, tức là [[Lý Chiêu Hoàng]].
 
Lần thứ 2, Đại Việt sử ký toàn thư lại viết về công chúa Thuận Thiên “Năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 6 (1237): Lập công chúa Thuận Thiên họ Lý, là vợ của Hoài Vương Liễu, anh Vua, làm hoàng hậu Thuận Thiên. Giáng Chiêu Thánh làm công chúa.
Năm [[1225]], Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh, cháu của đại thần phụ chính là [[Trần Thủ Độ]] và nhà Lý chấm dứt sau hơn 200 năm trị vì. Trần Cảnh lên ngôi tức [[Trần Thái Tông]], và Chiêu Hoàng được phong làm [[Hoàng hậu]] của Trần Thái Tông. Không rõ khoảng thời gian nào, nhưng bà được gả cho anh trai của Thái Tông là Khâm Minh đại vương [[Trần Liễu]].
Bấy giờ Chiêu Thánh không có con mà Thuận Thiên đã có mang Quốc Khang được 3 tháng. Trần Thủ Độ và công chúa Thiên Cực bàn kín với Vua là nên mạo nhận lấy để làm chỗ dựa về sau, cho nên có lệnh ấy. Vì thế, Liễu hội quân ra sông Cái làm loạn.”
 
Năm [[1234]], Thái Tông phong cho [[Trần Liễu]] tước hiệu '''Hiển hoàng''' (顯皇), tỏ ý trọng dụng rất ngang hàng vậy, việc này Thái sư Trần Thủ Độ không hài lòng vì trái điển lệ. Năm [[1236]], Hiển Hoàng phạm tội chèo thuyền [[giang dâm]] với cung phi nhà Lý, bị giáng làm '''Hoài vương''' (懷王).
 
Năm [[1237]], Lý hoàng hậu sau khi Thái tử Trần Trịnh chết yểu vào năm [[1234]] vẫn chưa có thai tiếp, Thái sư [[Trần Thủ Độ]] cùng [[Trần Thị Dung|Linh Từ Quốc mẫu]] bàn bạc với nhau, ép Trần Thái Tông phải bỏ Lý hoàng hậu để lấy Thuận Thiên công chúa. Lúc đó Thuận Thiên công chúa đang có mang ba tháng, vì thế Chiêu Thánh bị phế ngôi và Thuận Thiên công chúa được phong làm [[Hoàng hậu]]. Về phần Hoài vương Liễu, ông nổi dậy ở [[sông Cái]] nhưng bị thua, thuộc hạ đều bị Trần Thủ Độ ra lệnh giết chết tất cả. Thái Tông niệm tình oan khuất, ban vùng đất ''An Sinh''<ref>Thuộc hai huyện Đông Triều và Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh ngày nay.</ref>, cải phong làm ''An Sinh vương'' (安生王). Sau khi mất, An Sinh vương được Thái Tông truy phong làm ''Khâm Minh đại vương'' (欽明大王).