Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cô Đôi Thượng Ngàn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
→‎Thờ phụng: Unicodifying
Dòng 17:
== Thờ phụng ==
*Đền Cô Đôi Thượng Ngàn nằm ở thôn Bồng Lai, xã Văn Phương, [[Nho Quan]], [[Ninh Bình]]. Đền được xây dựng từ thời Trần và được trùng tu nhiều lần, đến nay có kiến trúc theo kiểu chữ Nhất gồm 3 gian mái phẳng lợp ngói vảy. Đền thờ Cô Đôi còn có tên gọi là Miếu Thượng hay Đền thờ Mẫu Thượng Cô Đôi Bồng Lai. Tương truyền, Bà có công lao giúp dân đánh quân giặc Tống. Trong đền còn thờ Chúa chầu Quỳnh và Chúa chầu Quế theo hầu Cô Đôi. Gian bên Hữu của đền thờ [[Trần Hưng Đạo]] còn gian bên Tả thờ Bà chúa Sơn Trang và thập nhị tiên nàng (12 tiên cô). Đền còn giữ sắc phong của Vua Khải Định phong cho Cô Đôi Thượng Ngàn là Thượng đẳng thần.<ref>Xem cuốn "Nho Quan - Miền đất cổ" của Lã Đăng Bật, Nguyễn Thị Kim Khánh, trang 217</ref>
 
*Phủ Châu Sơn: nằm ở xã [[Phú Sơn, Nho Quan|Phú Sơn]], [[Nho Quan]], [[Ninh Bình]]. Lễ hội phủ Châu Sơn diễn ra vào ngày 12 tháng 11 âm lịch hàng năm tại xã Phú Sơn, huyện [[Nho Quan]]. Lễ hội được tổ chức nhằm tôn thờ, tưởng nhớ Sơn Tinh công chúa. Tương truyền, Sơn Tinh công chúa là con vua Đế Thích trên thiên cung. Bà giáng sinh xuống trần gian, vùng đất [[Ninh Bình]] ngày nay, làm con gái một chúa đất chốn sơn lâm, sau này bà theo hầu Lê Mại Đại Vương (chính là mẫu Thượng Ngàn) học đạo phép để giúp dân.<ref>[http://www.dulichninhbinh.com.vn/ninhbinh-news/MOT-SO-LE-HOI-TIEU-BIEU-TREN-DIA-BAN-HUYEN-NHO-QUAN.html MỘT SỐ LỄ HỘI TIÊU BIỂU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NHO QUAN]</ref>
 
*Đình Mỹ Hạ ở [[Gia Thủy, Nho Quan|Gia Thuỷ]], [[Nho Quan]] vốn là nơi thờ [[Đinh Tiên Hoàng]] và [[Dương Vân Nga]] cũng có phủ thờ Cô Đôi Thượng Ngàn.
 
*Đền Bồng Lai ở trong động Thiên Thai, khu vực núi Đầu Rồng, thị trần Cao Phong, huyện Cao Phong, tỉnh [[Hòa Bình]]. Đây là ngôi đền mới được xây dựng lại năm 2013 - 2014.
 
*Đền thờ Cô Đôi ở gần đền Đông Cuông, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, [[Yên Bái]].