Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lê Thái Tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n replaced: == Tài liệu tham khảo == → ==Tham khảo== using AWB
Dòng 96:
Cuối [[tháng bảy|tháng 7]] năm [[1442]], Thái Tông hoàng đế đi tuần phía đông, đầu [[tháng tám|tháng 8]] đến [[Côn Sơn]], nơi ở của Hành khiển [[Nguyễn Trãi]]. Ngày [[4 tháng 8]], Đế về đến [[trại Vải]] (''Lệ Chi Viên''), có Nguyễn Thị Lộ theo hầu. Sử sách chép: ''"Đế thức suốt đêm hôm đó với Nguyễn Thị Lộ rồi qua đời"''. Đây chính là [[Vụ án Lệ Chi Viên]] nổi tiếng trong [[lịch sử Việt Nam]]. Sách [[Khâm định Việt sử Thông giám cương mục|Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục]] ghi thêm rằng: ''"Đế có ở với bà Thị Lộ nhưng cùng lúc đó bị [[sốt rét]] nên [[chết|qua đời]]"''.
 
Triều đình quy tội cho Nguyễn Thị Lộ và Nguyễn Trãi giết Lê Thái Tông và thi hành án [[tru di tam tộc]]. Đây là [[nghi án]] lớn trong lịch sử. Việc oan khuất của vợ chồng Nguyễn Trãi sau này đã được [[Lê Thánh Tông]] xác nhận. Riêng về nguyên nhân cái chết của Lê Thái Tông, ngày nay một số nhà nghiên cứu đã nêu ra giả thiếtthuyết chính bà [[Nguyễn Thị Anh|Tuyên Từ hoàng hậu]] là thủ phạm.
 
"Yêu mẹ thì bế con", Lê Thái Tông yêu [[Dương chiêu nghi]] nên lập [[Lê Nghi Dân]] làm [[Hoàng thái tử]]. Sau đó, [[Nguyễn Thị Anh|Nguyễn Thần phi]] dù đang được sủng ái nhưng tấm gương mẹ con Dương thị cùng bị phế truất có lẽ khiến đã bà lo sợ ông ''thay lòng đổi dạ'' lần nữa vì Thái Tông lại mới có thêm [[Lê Thánh Tông|Lê Tư Thành]], ngoài ra có [[Lê Khắc Xương]] còn lớn hơn cả Bang Cơ, con trai Thần phi. Câu chuyện về nguồn gốc của Bang Cơ ngày một lớn mà Hoàng đế lại trẻ trung, đa tình, có nhiều khả năng còn ''được mới nới cũ'', sủng ái những người khác, ngôi vị của mẹ con Nguyễn Thị Anh bị đe doạ khiến bà quyết định ra tay trước. Đây là trường hợp tranh chấp trong cung đình tương tự như chuyện [[nhà Đinh]]<ref>Phan Duy Kha, Lã Duy Lan, Đinh Công Vĩ, sách đã dẫn, tr 1083-1084</ref>.