Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đá lửa (định hướng)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n WPcleaner
→‎top: Unicodifying
Dòng 1:
'''Đá lửa''' trong [[tiếng Việt]] có nhiều hơn một nghĩa. Việc hiểu theo nghĩa nào là tùy theo ngữ cảnh của các tình huống cụ thể. Nó có thể là:
*Trong đời sống thông thường ngày nay, khi nói tới đá lửa thì người ta hiểu theo nghĩa nó là loại vật liệu để tạo ra tia [[lửa]] trong các [[bật lửa]]. Về bản chất, đó là hỗn hợp của các kim loại đất hiếm (15 nguyên tố trong [[nhóm Lantan]], như [[xeri]] (''cerium'') chẳng hạn với [[ôxít sắt]] (20%) và [[ôxít magiê]] (2%) hay xeri với [[sắt]] (loại [[ferrocerium]] = 70% xeri + 30% sắt). Chúng có nhiệt độ đánh lửa thấp (150-180 °C) và bị hao mòn đi do bị cắt thành miếng nhỏ trong quá trình đánh tia lửa nhờ [[ma sát]]. Xem bài [[Bật lửa#Đá lửa]].
*Trong [[lịch sử]] của [[nhân loại]], vào [[thời cổ đại]] thì đá lửa người ta dùng là loại [[đá trầm tích]] gốc [[silica]] có cấu trúc [[tinh thể kín]] và độ cứng; độ sắc cao. Nguyên lý lấy lửa của nó dựa trên lực ma sát khi nó cắt vật liệu khác để sinh ra nhiệt trong dạng các tia lửa. Xem bài [[Đá lửa (lịch sử)]].
*Trong [[địa chất học]], đá lửa là [[đá (địa chất)|đá]] được tạo thành khi [[macma]] nóng chảy bị nguội đi và rắn lại, có hoặc không có quá trình [[kết tinh]]. Nó có thể được tạo thành dưới bề mặt đất như là các loại đá xâm nhập (plutonit, đá sâu) hoặc trên bề mặt như là đá núi lửa (đá phun trào). Xem bài [[Đá lửa (địa chất)]].