Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bát chính đạo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 15:
# '''Chính kiến''' (zh. 正見, pi. ''sammā-diṭṭhi'', sa. ''samyag-dṛṣṭi'', bo. ''yang dag pa`i lta ba'' ཡང་དག་པའི་ལྟ་བ་): Cái thấy cái nhìn đúng với chân lý đúng với sự thật, một người có chính kiến là người đã thâm nhập được Phật đạo đã hòa nhập vào bể tánh giác ngộ giải thoát toàn triệt để có cái trí tuệ phủ khắp [[tam giới]] trí tuệ vượt thoát khỏi không gian và thời gian, trí tuệ [[Bát-nhã|bát nhã]] hiển lộ, cái thấy biết không vướng mắc trong trần gian này nữa, không vướng kẹt trong bất kỳ lý luận nào, không vướng vào tri thức hiểu biết, vượt qua ngã và pháp vượt qua không gian và thời gian, cái phút giây mà thấy biết vượt qua ngã và pháp phút giây thấy biết vượt qua không gian và thời gian như thế được gọi là chính kiến. Người có đủ chính kiến thì tất nhiên sẽ đủ luôn các "chánh" còn lại.
# '''Chính tư duy''' (zh. 正思唯, pi. ''sammā-saṅkappa'', sa. ''samyak-saṃkalpa'', bo. ''yang dag pa`i rtog pa'' ཡང་དག་པའི་རྟོག་པ་): Suy nghĩ chân chính, những suy tư không vướng mắc trong tam giới nữa, những suy nghĩ tìm phưong tiện để cứu giúp chúng sanh trong tam giới ra khỏi sanh tử luân hồi.
# '''Chính ngữ''' (zh. 正語, pi. ''sammā-vācā'', sa. ''samyag-vāk'', bo. ''yang dag pa`i ngag'' ཡང་དག་པའི་ངག་): Không nói dối, không nói lời độc ác, không mách lẻo. Là những lời nói thể hiện chân lý ngay tại đây và bây giờ, những lời nói vượt thoát tam giới để cho người nghe thấu hiểu được chân lí nhiệm màu mà thoát li sanh tử [[luân hồi đó được gọi là chính ngữ]].
# '''Chính nghiệp''' (zh. 正業, pi. ''sammā-kammanta'', sa. ''samyak-karmānta'', bo. ''yang dag pa`i las kyi mtha`'' ཡང་དག་པའི་ལས་ཀྱི་མཐའ་): Suy nghĩ lời nói hành động tương tầm với chính kiến, khi một người có chính kiến rồi thì suy nghĩ hành động đều là chính, hành động ngôn ngữ đều thể hiện đạo lí để người khác được nhận đạo lí để khai mở đạo lí của chính mình, những hành động được xuất phát từ nơi thân của mình, nơi lời nói của mình thể hiện trọn vẹn cái đạo lí giác ngộ giải thoát và khai mở trí tuệ cho mọi người để nhận chân ra được chân lí nhiệm màu đó được gọi là chính nghiệp.
# '''Chính mạng''' (zh. 正命, pi. ''sammā-ājīva'', sa. ''samyag-ājīva'', bo. ''yang dag pa`i `tsho ba'' ཡང་དག་པའི་འཚོ་བ་): "vị Thánh đệ tử đoạn trừ tà mạng, nuôi sống với chánh mạng. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh mạng."
# '''Chính tinh tấn''' (zh. 正精進, pi. ''sammā-vāyāma'', sa. ''samyag-vyāyāma'', bo. ''yang dag pa`i rtsal ba'' ཡང་དག་པའི་རྩལ་བ་): "Với mục đích khiến cho các ác, bất thiện pháp từ trước chưa sanh không cho sanh khởi, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm; với mục đích khiến cho các ác, bất thiện pháp đã sanh được trừ diệt, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm; với mục đích khiến cho các thiện pháp từ trước chưa sanh nay được sanh khởi, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm; với mục đích khiến cho các thiện pháp đã được sanh có thể duy trì, không có lu mờ, được tăng trưởng, được quảng đại, được tu tập, được viên mãn, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh tinh tấn."
# '''Chính niệm''' (zh. 正念, pi. ''sammā-sati'', sa. ''samyak-smṛti'', bo. ''yang dag pa`i dran pa'' ཡང་དག་པའི་དྲན་པ་): "Sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, với mục đích điều phục tham ưu ở đời; Tỷ-kheo sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời; Tỷ-kheo sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời; Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời. Đây gọi là chánh niệm. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh niệm."
# '''Chính định''' (zh. 正定, pi. ''sammā-samādhi'', sa. ''samyak-samādhi'', bo. ''yang dag pa`i ting nge `dzin'' ཡང་དག་པའི་ཏིང་ངེ་འཛིན་): Luyện tập để đạt được các cấp độ trong [[tứ thiền định]]. "Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Làm cho tịnh chỉ tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh, nhất tâm. Vị ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm, tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh định"
 
Bát chánh đạo không nên hiểu là những "con đường" riêng biệt. Theo Ba môn học, hành giả phải thực hành [[Giới (Phật giáo)|Giới]] (pi. ''sīla'', sa. ''śīla'', các chính đạo từ thứ 3 tới thứ 5), sau đó là [[Định]] (pi., sa. ''samādhi'', các chánh đạo từ thứ 6 đến thứ 8) và cuối cùng là [[bát-nhã|Huệ]] (pi. ''paññā'', sa. ''prajñā'', các chính đạo số 1 và 2). chánh kiến 1 là điều kiện tiên quyết để đi vào Thánh đạo (sa. ''āryamārga'') và đạt tới [[Niết-bàn]].