Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sơn Tây”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 79:
[[Tập tin:Yan Xishan.jpg|nhỏ|phải|[[Diêm Tích Sơn]], quân phiệt cát cứ tại Sơn Tây từ 1911-1949]]
[[Tập tin:1949 taiyuan battle finished.jpg|nhỏ|phải|Giải phóng quân tiến vào Thái Nguyên tháng 4 năm 1949]]
Trong [[Cách mạng Tân Hợi]], quân phiệt [[Diêm Tích Sơn]] tại Thiểm Tây đã chỉ huy lực lượng cách mạng địa phương đánh đuổi quân Thanh khỏi tỉnh, rồi tuyên bố độc lập khỏi triều Thanh. Diêm Tích Sơn sau đó được chính phủ [[Trung Hoa Dân Quốc (1912-1949)|Trung Hoa Dân Quốc]] bổ nhiệm chức Sơn Tây đô đốc, ông ủng hộ [[Viên Thế Khải]] xưng đế, vì thế được phong làm "nhất đẳng [[hầu tước|hầu]]". Năm 1917, không lâu sau khi Viên Thế Khải chết, Diêm Tích Sơn củng cố quyền thống trị Sơn Tây. Cho tới năm 1911, Sơn Tây là một trong những tỉnh nghèo nhất Trung Hoa. Diêm Tích Sơn tin rằng, nếu không hiện đại hóa kinh tế cũng như cơ sở hạ tầng, Sơn Tây sẽ không chống nổi các quân phiệt từ các nơi khác.
 
Ngày 18 tháng 12 năm 1931, một nhóm sinh viên tại Thái Nguyên tập hợp phản đối chính sách nhân nhượng [[Nhật Bản]] của chính phủ Nam Kinh. Cuộc biểu tình trở nên bạo lực đến nỗi cảnh sát [[Trung Quốc Quốc Dân Đảng|Quốc dân đảng]] đã nổ súng vào đám đông. Sự kiện "Thảm sát 18/12" gây ra một làn sóng giận dữ, tạo điều kiện cho các thuộc hạ của Diêm Tích Sơn thừa cơ trục xuất các viên chức Quốc dân đảng khỏi tỉnh, viện cớ là để đảm bảo an ninh. Sau vụ này, tổ chức Quốc dân đảng tại Sơn Tây chỉ còn trên danh nghĩa, trung thành với Diêm Tích Sơn còn hơn cả với [[Tưởng Giới Thạch]].<ref>{{chú thích sách|author=Gillin, Donald G.|title=Warlord: Yen Hsi-shan in Shansi Province 1911-1949|year=1967|publisher=Princeton University Press|location=Princeton, New Jersey|pages=122-123}}</ref> Năm 1934, Tưởng Giới Thạch đi máy bay đến Thái Nguyên, tại đó ông ta ca ngợi chính quyền của Diêm Tích Sơn có công giúp đỡ, ủng hộ Chính phủ Nam Kinh, trên thực tế là thừa nhận quyền thống trị Sơn Tây của Diêm Tích Sơn.