Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nội chiến Trung Quốc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 83:
 
==== Giai đoạn 1946-1950 ====
Đàm phán đổ vỡ, hai bên quay lại với chiến tranh tổng lực. Giai đoạn này trong tài liệu Đảng Cộng sản Trung Quốc gọi là "Chiến tranh giải phóng", còn theo tài liệu của Quốc dân Đảng lại gọi là "chiến tranh chống Cộng". [[20 tháng 7|Ngày 20 tháng 7]] năm [[1946]], Tưởng Giới Thạch đứng đầu chính phủ [[Trung Hoa Dân Quốc (1912-1949)|Trung Hoa Dân quốc]] lại phát động chiến tranh, huy động 113 lữ đoàn với khoảng 1,6 triệu quân đánh vào các căn cứ của Đảng Cộng sản.
 
Từ [[tháng bảy|tháng 7]] năm [[1946]] đến [[tháng sáu|tháng 6]] năm [[1947]], [[Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc|Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc]] do Đảng Cộng sản lãnh đạo thực hiện chiến lược dùng nông dân chiêu dụ được nhờ cải cách ruộng đất để phòng ngự thụ động, thu góp vũ trang để lại từ quân Nhật Bản, dựa vào những thành viên đầu hàng được huấn luyện tốt của Quốc dân Đảng để điều khiển, sau đó chuyển sang phản công, đánh chiếm các vùng do Quốc dân đảng kiểm soát. Do biết điểm yếu về số lượng cũng như trang bị của mình, họ tránh mũi nhọn quân Quốc dân đảng, tiến hành tiêu thổ để bảo toàn lực lượng, đồng thời tích cực đánh tiêu hao quân Quốc dân đảng. Chiến thuật này tỏ ra hữu hiệu: sau một năm, cán cân lực lượng trở nên thuận lợi hơn cho Hồng quân Trung Quốc. Tổng cộng họ tiêu diệt 1,12 triệu quân Quốc dân đảng, và phát triển lực lượng của mình lên đến 2 triệu người.<ref name="nat"/>
Dòng 111:
Hầu hết các nhà quan sát đều trông chờ chính quyền của Tưởng Giới Thạch cuối cùng sẽ phải đáp lại một cuộc đổ bộ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào Đài Loan và Hoa Kỳ vào lúc ban đầu cho thấy không có lợi ích nào trong việc hỗ trợ chính phủ Tưởng Giới Thạch vào giai đoạn cuối của cuộc chiến. Về sau đã thay đổi hoàn toàn với sự khởi đầu của cuộc [[Chiến tranh Triều Tiên]] vào tháng 6 năm [[1950]]. Tại thời điểm này, việc đảng Cộng sản giành được toàn bộ chiến thắng đã trở thành một chính sách chính trị không thể nào lật ngược của Hoa Kỳ, và [[Tổng thống Hoa Kỳ]] [[Harry S. Truman]] ra lệnh [[Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ|Hạm đội 7]] tiến vào [[eo biển Đài Loan]] để ngăn chặn việc hai bên tấn công lẫn nhau.<ref name="BushR">Bush, Richard C. [2005] (2005). Untying the Knot: Making Peace in the Taiwan Strait. Brookings Institution Press. ISBN 0-8157-1288-X.</ref>
 
Tháng 6 năm [[1949]], [[Trung Hoa Dân Quốc (1912-1949)|Trung Hoa Dân Quốc]] tuyên bố "đóng cửa" tất cả các hải cảng tại Trung Quốc đại lục và sử dụng lực lượng hải quân để cố gắng ngăn chặn tất cả các tàu thuyền nước ngoài ra vào. Việc đóng các chỗ yểm trợ từ một điểm phía bắc cửa [[sông Dân]] ở tỉnh Phúc Kiến tới cửa [[liêu Hà|sông Liêu]] ở [[Mãn Châu]]. Toàn bộ hệ thống đường sắt của Trung Quốc đại lục tỏ ra kém phát triển, giao thương Bắc-Nam phụ thuộc rất nhiều vào đường biển. Hoạt động hải quân Trung Hoa Dân Quốc cũng gây khó khăn nghiêm trọng cho ngư dân Trung Quốc đại lục.<ref name="Tsang">Tsang, Steve Yui-Sang Tsang. The Cold War's Odd Couple: The Unintended Partnership Between the Republic of China and the UK, 1950–1958. [2006] (2006). I.B. Tauris. ISBN 1-85043-842-0. p 155, p 115-120, p 139-145</ref>
 
Sau khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập, một nhóm quân đội gồm khoảng 12.000 binh lính Quốc dân Đảng chạy sang [[Myanma|Miến Điện]] và tiếp tục phát động các cuộc tấn công du kích vào miền nam Trung Quốc trong sự kiện [[Cuộc nổi dậy của người Hồi giáo thuộc Quốc Dân Đảng tại Trung Quốc (1950-1958)]]. Lãnh đạo của họ, tướng [[Lý Mi]], được trả lương bởi chính phủ Trung Hoa Dân Quốc và được phong tặng danh hiệu Thống đốc Vân Nam. Ban đầu, Hoa Kỳ hỗ trợ các nhóm tàn quân và [[Cơ quan Tình báo Trung ương]] (CIA)cung cấp viện trợ cho họ. Sau khi chính phủ Miến Điện kêu gọi Liên Hiệp Quốc vào năm [[1953]], Mỹ bắt đầu gây sức ép với Trung Hoa Dân Quốc rút hết quân ra khỏi Miến Điện. Đến cuối năm [[1954]], gần 6.000 binh lính đã rời khỏi Miến Điện và Lý Mi tuyên bố giải tán quân đội của ông. Tuy nhiên, vẫn còn hàng ngàn nhóm khác vẫn tiếp tục ở lại, và Trung Hoa Dân Quốc tiếp tục tiếp tế và chỉ huy họ, thậm chí bí mật cung cấp tiếp viện quân sự vào thời gian này.