Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hiển Từ Thuận Thiên hoàng hậu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 37:
 
Khi Hoàng hậu Trần Thị Dung mang thai cũng là năm giằng co quyết liệt giữa Đàm Thái Hậu, tôn thất nhà Lý và phe cánh họ Trần. Thái hậu nhà Lý lúc bây giờ coi Trần Tự Khánh là giặc, Trần Thị Dung là nội ứng của giặc nên tìm mọi cách để giết hại. Để cứu Trần Thị Dung và đứa con trong bụng, vua Lý Huệ Tông đã cùng Trần Thị Dung trốn đến chỗ Trần Tự Khánh. Công chúa Thuận Thiên được sinh ra ngay ở Cửu Liên châu (có lẽ là bãi tả ngạn sông Hồng, gần Cửu Cao, trong đất huyện Văn Giang cũ, nay thuộc huyện Mỹ Văn, tỉnh Hải Hưng), nơi đóng quân của Trần Tự Khánh.
 
Công chúa được vua cha [[Lý Huệ Tông]] ban hôn với Phụng Càn vương [[Trần Liễu]]. [[Thuận Thiên (công chúa)|Công chúa Thuận Thiên]] là con vua nên theo luật lệ của triều đình xưa, dù con vua có là thiếp hoặc vợ thứ thì cũng được đưa lên hàng chính thất (vợ cả).
 
Lần thứ 2, Đại Việt sử ký toàn thư lại viết về công chúa Thuận Thiên “''Năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 6 (1237): Lập công chúa Thuận Thiên họ Lý, là vợ của Hoài Vương Liễu, anh Vua, làm hoàng hậu Thuận Thiên. Giáng Chiêu Thánh làm công chúa. Bấy giờ Chiêu Thánh không có con mà Thuận Thiên đã có mang Quốc Khang được 3 tháng. Trần Thủ Độ và công chúa Thiên Cực bàn kín với Vua là nên mạo nhận lấy để làm chỗ dựa về sau, cho nên có lệnh ấy. Vì thế, Liễu hội quân ra sông Cái làm loạn.''”