Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hiển Từ Thuận Thiên hoàng hậu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 42:
Lần thứ 2, Đại Việt sử ký toàn thư lại viết về công chúa Thuận Thiên “''Năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 6 (1237): Lập công chúa Thuận Thiên họ Lý, là vợ của Hoài Vương Liễu, anh Vua, làm hoàng hậu Thuận Thiên. Giáng Chiêu Thánh làm công chúa. Bấy giờ Chiêu Thánh không có con mà Thuận Thiên đã có mang Quốc Khang được 3 tháng. Trần Thủ Độ và công chúa Thiên Cực bàn kín với Vua là nên mạo nhận lấy để làm chỗ dựa về sau, cho nên có lệnh ấy. Vì thế, Liễu hội quân ra sông Cái làm loạn.''”
 
Năm [[1237]], hoàng hậu Chiêu Thánh sau khi sinh [[Thái tử]] Trần Trịnh chết yểu vào năm [[1234]] vẫn chưa có thai tiếp, Thái sư [[Trần Thủ Độ]] cùng [[Trần Thị Dung|Linh Từ Quốc mẫu]] bàn bạc với nhau, ép Trần Thái Tông phải bỏ hoàng hậu để lấy Thuận Thiên công chúa. Lúc đó Thuận Thiên công chúa đang có mang ba tháng, vì thế Chiêu Thánh bị phế ngôi và Thuận Thiên công chúa được phong làm [[Hoàng hậu]]. Về phần Hoài vương Liễu, ông nổi dậy ở [[sông Cái]] nhưng bị thua, thuộc hạ đều bị Trần Thủ Độ ra lệnh giết chết tất cả. Thái Tông niệm tình oan khuất, ban vùng đất ''An Sinh''<ref>Thuộc hai huyện Đông Triều và Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh ngày nay.</ref>, cải phong làm ''An Sinh vương'' (安生王). Sau khi mất, An Sinh vương được Thái Tông truy phong làm ''Khâm Minh đại vương'' (欽明大王).
 
Sau khi lấy Thái Tôngđó, đứahoàng conhậu Thuận đang mang sau khiThiên sinh trở thành con trưởng của Thái Tông, song trên thực tế ai cũng biết đứa trẻ chính là con của Khâm Minh đại vương Liễu. Đứa bé sinh ra tức Tĩnh Quốc đại vương [[Trần Quốc Khang]]. Vì thân phận đặc biệt, Quốc Khang tuy là con trưởng song không có quyền kế thừa ngôi vị.
 
Vào năm [[1240]], bà sinh ra Hoàng đích trưởng tử '''Trần Hoảng''', tức [[Trần Thánh Tông]]. Năm [[1246]], bà sinh ra Hoàng đích nhị tử là Chiêu Minh đại vương [[Trần Quang Khải]].
 
Năm [[1248]], [[tháng 6]], Lý hoàng hậu băng hà, thọ 32 tuổi. Thụy hiệu là '''Hiển Từ Thuận Thiên hoàng hậu''' (顯慈順天皇后).