Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Huyền Trân Công chúa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 31:
Công chúa không rõ tên thật, theo dã sử được hạ sinh vào năm [[1289]]<ref>[http://www.thuathienhue.gov.vn/vi-vn/D%C6%B0-%C4%91%E1%BB%8Ba-ch%C3%AD/T%C3%AAn-%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng-t%E1%BB%89nh-Th%E1%BB%ABa-Thi%C3%AAn-Hu%E1%BA%BF/newsid/EA7D0843-EE89-42C6-81F1-5E47901627CE Đường Huyền Trân Công Chúa tại Huế]</ref>, mẹ công chúa có thể là [[Bảo Thánh hoàng hậu|Khâm Từ hoàng hậu]] - con gái trưởng của Hưng Đạo đại vương [[Trần Quốc Tuấn]]. Tuy nhiên, cũng có khả năng bà là con gái của [[Tuyên Từ hoàng hậu]], em gái của Khâm Từ hoàng hậu.
 
Năm [[1301]], Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông nhận lời mời, du ngoạn vào Chiêm Thành, được [[Quốc vương]] [[Chiêm Thành]] là [[Chế Mân]] tiếp đãi nồng hậu, có ở lại trong cung điện Chiêm Thành gần 9 tháng. Khi ra về, Thái thượng hoàng có hứa gả con gái cho Chế Mân, mặc dù khi đó Chế Mân đã có chính thất là [[Vương hậu Tapasi]], người [[Java]] ([[Indonesia|Nam Dương]] ngày nay). Sau đó nhiều lần, Chế Mân cử sứ sang hỏi về việc hôn lễ, nhưng nhiều quan lại nhà Trần phản đối, chỉ có Văn Túc vương [[Trần Đạo Tái]] và Nhập nội hành khiển [[Trần Khắc Chung]] chủ trương tán thành.
 
Năm [[1306]], Chế Mân dâng hai châu Ô, Rý (còn gọi là Lý) làm [[hồi môn]], vua Trần Anh Tông khi đó mới đồng ý gả Công chúa Huyền Trân cho Chế Mân. Công chúa khi về Chiêm Thành, được phong làm [[Vương hậu]] thứ 2 với phong hiệu là '''Paramecvari''' <ref name="hhthu">Công chúa Huyền Trân chỉ làm [[Vương hậu]] thứ 2 vì trước đó Quốc vương Chế Mân đã có một Vương hậu người Chiêm và có con trai là [[Chế Chi]], sau này kế vị Chế Mân. Ngoài ra, quốc vương còn có một Vương hậu khác là [[Tapasi]], công chúa người Java</ref>. Một năm sau đó, vào [[tháng 5]] năm [[1307]], quốc vương Chế Mân chết.
Dòng 46:
 
== Nhận định ==
Tuy nhiên, một số người đời sau cho rằng câu chuyện này có phần thêu dệt, chuyện nêu lý do công chúa phải lên giàn hỏa chỉ là cớ do sách Việt sau này viết thêm. Theo tiến sĩ Po Dharma, công chúa Huyền Trân không thể hội đủ điều kiện để xin lên giàn hỏa thiêu vì nếu theo truyền thống Champa xưa, đây là một vinh dự và chỉ có hoàng hậu chính thức mới được phép hủyhoả thânthiêu trên giàn hỏa thiêu với chồng của mình <ref name="hhthu"/><ref>[http://www.champaka.org/cgi-bin/viewitem.pl?72&lichsu Góp phần tìm hiểu lịch sử Champa]</ref>. Trong kinh điển theo đạo [[Bà-la-môn|Bà La Môn]] đều không nhắc đến tục lệ này của người Champa, chưa chắc đã có tục lệ như thế. Cho dù có tục lệ đó đi nữa, thì việc hỏa táng phải tổ chức trong vòng 7 ngày sau khi chết, vì khí hậu [[nhiệt đới]] không cho phép bảo quản thi hài được lâu hơn, đến khi tin đưa về Đại Việt và dù Trần Khắc Chung có lên tàu sang ngay cũng không thể nào kịp, trong điều kiện giao thông thời đó <ref>[http://www.ilimochampa.org/paramecvari_index.htm Hoàng hậu PARAMECVARI của Champa]</ref>. Chuyện Trần Khắc Chung tư thông với Huyền Trân có thể là vì bị gièm pha, đồn thổi vì sự chênh lệch tuổi tác quá lớn và Trần Khắc Chung được tiếng đạo đức, trên tàu còn rất nhiều người khác cùng đi, như là An Phủ Sứ Đặng Vân (Đặng Thiệu), không dễ dàng hành động <ref>[http://www.donghuongtth.com/news/news.aspx?cat=2&post=147 Có hay không chuyện tư thông giữa Công Chúa Huyền Trân & Trần Khắc Chung]</ref><ref>Chức An Phủ Sứ là những sứ thần đi phủ dụ vỗ về nước ngoài</ref>.
 
* Sử thần [[Ngô Sĩ Liên]] trong [[Đại Việt sử ký toàn thư|Đại Việt Sử ký Toàn thư]] chê trách chuyện này: