Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mani giáo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Ahihi456 (thảo luận | đóng góp)
Ahihi456 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 10:
 
==Minh giáo tại Trung Quốc==
Mani giáo truyền sang Trung Quốc, chính thức được Võ Tắc Thiên công nhận vào năm 694 và phát triển mạnh vào năm 806 khi triều Đường cho Mani giáo lập chùa ở kinh đô Trường An, sắc tứ là “Đại Vân Quang Minh tự”. Từ đó, Mani giáo truyền đi khắp các châu thuộc miền Nam Trung Hoa như Kinh Châu, Dương Châu, Hồng Châu... Minh giáo có ảnh hưởng từ dân chúng đến sĩ đại phu.
 
Đời Đường, thuyết Phật Di Lặc giáng sinh rất thịnh hành. Năm 695, nữ hoàng Võ Tắc Thiên tự xưng là “Phật Di Lặc hóa thân”, lấy danh nghĩa này xây dựng và thống trị triều Chu (690-705), ngụy tạo ra kinh điển có tên là Đại Vân kinh, ra chiếu lập những chùa Đại Vân ở khắp Trung Hoa. Nhiều nhân vật nổi tiếng đời Đường như cao tăng Huyền Trang, Khuy Căn, thi hào Bạch Cư Dị... đều là những người tin vào thuyết “Phật Di Lặc giáng sinh tịnh thổ” của Mani giáo.
 
Năm Hội Xương thứ 3 (843), triều đình lấy danh nghĩa “không làm ô tạp phong hóa Trung nguyên”, hạ lệnh nghiêm cấm Phật giáo và Minh giáo hoạt động, ra lệnh giết giáo đồ, tịch thu tất cả tài sản tự viện, bắt tu sĩ hoàn tục. Sử gọi đây là “Hội Xương pháp nạn”. Sau “Hội Xương pháp nạn”, Minh giáo bị gọi là Ma giáo. Từ đó về sau, Minh giáo trở thành một tôn giáo bí mật, phạm cấm, đời nào cũng bị quan phủ truy lùng giết chóc. Để có thể sinh tồn, người trong Minh giáo không thể không hành sự bí ẩn, để rồi chữ Ma trong Mani bị đổi thành Ma, đồng nghĩa với tà ma.
 
Chu Nguyên Chương (1328 -1398), là vị hoàng đế khai quốc của vương triều nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc. Câu hỏi vì sao ông lấy quốc hiệu “Minh” cũng là câu đố lịch sử hấp dẫn. Trong Minh giáo với đế quốc Đại Minh, GS Ngô Hàm nhận định: “Chỉ có Minh Thái Tổ năm Chí Chính thứ 27 (1367) lấy niên hiệu Ngô Nguyên Niên, năm sau lên ngôi hoàng đế lấy quốc hiệu Đại Minh, niên hiệu Hồng Võ. “Ngô” không phải là quốc hiệu, “Minh” không phải địa danh lúc đầu khởi nghĩa hay quan tước được phong, cũng chẳng phải truy nguyên nguồn gốc từ Hậu Đường, Hậu Hán...”.