Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trịnh Cán”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 13:
Khâm định Việt sử thông giám cương mục (Chính biên, quyển 45, tờ 26, 27 và 28) chép lại : "''Khoảng mấy năm này, bệnh cũ của (Trịnh) Sâm lại tái phát luôn, khiến cho (Trịnh) Sâm rất sợ nắng gió, thường ở sâu trong cung, kể cả lúc ban ngày cũng phải đốt nến. Chỉ những ngày đại triều (Trịnh ) Sâm mới chịu đi ra ngoài, còn thì không bao giờ đi đâu cả. Đến đây, bệnh trở nên nguy kịch. Đặng Thị (Huệ) ngày đêm chầu chực ở bên cạnh, các quan lại đại thần chỉ có (Hoàng) Đình Bảo, (Tạ) Danh Thùy và (Lê) Đình Châu cùng vài ba người nữa là được quyền ra vào mà thôi. Đặng Thị (Huệ) nói với (Trịnh) Sâm rằng : Thiếp được vương thượng yêu thương quyến luyến bội phần nhưng nay thì trăm tội đều đổ lên đầu thiếp, chẳng biết rồi nay mai mẹ con thiếp sẽ gởi thân vào đâu. (Trịnh) Sâm an ủi rằng : Danh vị Thế tử đã định rõ, sau này, nước là nước của Thế tử còn lo lắng nỗi gì nữa ? (Trịnh) Sâm quay sang nói với (Hoàng) Đình Bảo rằng : Ngươi hãy cố sức giúp rập Thế tử cho yên lòng. (Hoàng) Đình Bảo thưa : Thần đâu nỡ không tận tâm. Để báo đáp ơn chúa, thần sẵn sàng nhận lấy cái chết. Nhưng, ngay bây giờ, xin chúa thượng hãy truyền ngôi cho Thế tử, đồng thời, sách phong cho Tuyên phi Chính cung (chỉ Đặng Thị Huệ, mẹ của Trịnh Cán - ND) được quyền tham dự việc quyết đoán chính sự, cốt sao cho mệnh lệnh lúc nào cũng rõ ràng. (Trịnh) Sâm nói : Ngươi nói rất đúng. Ngươi hãy giúp ta làm việc này. (Hoàng) Đình Bảo nói : Nhận cố mệnh lo việc chính trị, thần không dám tự chuyên một mình, vậy xin cho một người rất gần gũi trong họ là Trịnh Kiều, bậc Sư bảo đại thần là Nguyễn Hoàn, hai người có danh vọng lớn trong chính phủ là Lê Đình Châu và Phan Lê Phiên, cùng với hai A bảo tín thần là Trần Xuân Huy và Tạ Danh Thùy, được vâng chịu. (Trịnh) Sâm y cho. Phan Lê Phiên được thảo cố mệnh, Nhữ Công Điển viết chế sắc sách phong cho Tuyên phi Đặng Thị (Huệ). Tờ cố mệnh và tờ sắc sách phong viết xong, (Hoàng) Đình Bảo liền giấu trong tay áo, đem vào phủ đường để xin (Trịnh) Sâm phê chuẩn. Lúc ấy, (Trịnh) Sâm đã gần tắt thở, bèn cho triệu bọn Trịnh Kiều và Nguyễn Hoàn vào gấp để nhận cố mệnh. Khi họ vào, (Trịnh) Sâm khóc và nói : Tiểu tử này mắc bệnh, không thể sống được nữa. Nay, cho Thế tử là (Trịnh) Cán nối ngôi, mong thúc phụ và sư thần đồng tâm giúp rập, hầu qua buổi khó khăn này. (Hoàng) Đình Bảo nhân đó lấy giấy tờ trong tay áo ra dâng lên nhưng (Trịnh) Sâm gạt đi. (Hoàng) Đình Bảo nói : Tờ cố mệnh còn chưa ghi tên (của Thế tử), vậy xin cho vương thân là Trịnh Kiều ghi thay. (Trịnh) Sâm gật đầu. (Trịnh) Kiều ghi tên Thế tử xong, dâng lên thì (Trịnh) Sâm đã nhắm mắt, không còn biết gì nữa. Chỉ một lúc sau thì (Trịnh) Sâm mất, thọ 41 tuổi. (Hoàng) Đình Bảo đem tờ cố mệnh và sắc sách phong cho Tuyên phi (Đặng Thị Huệ) giao cho (Tạ) Danh Thùy thông báo cho chính phủ và các nơi rồi sau đó, tâu xin Nhà vua lập (Trịnh) Cán làm Điện Đô Vương, cho Tuyên phi Đặng Thị (Huệ) được tham dự việc quyết đoán chính sự, đồng thời, truy tôn (Trịnh) Sâm làm Tĩnh vương. Bấy giờ, (Trịnh) Cán còn nhỏ tuổi lại mang bệnh, cho nên, ai ai cũng nôn nao lo sợ. (Quan lại) trong triều và (nhân dân) nơi mọi làng xã, ai cũng tin là tai họa sẽ xảy ra trong khoảng không bao lâu nữa. (Hoàng) Đình Bảo chuyên quyền, một mình nắm hết mọi quyền hành trong nước, vẫn thản nhiên chứ không để ý gì cả. Bọn (Trịnh) Kiều và Nguyễn Hoàn, tất cả sáu người, chỉ đặt ra cho có đủ lệ bộ chứ chẳng có vai vế gì''".
 
 
Tháng 9 năm 1782, Trịnh Sâm mất. [[Đặng Thị Huệ]] và Huy quận công [[Hoàng Đình Bảo]] lập Trịnh Cán lên ngôi chúa với tước hiệu Điện Đô vương, lúc đó Trịnh Cán mới 6 tuổi. Tuyên phi Đặng Thị Huệ trở thành người điều khiển triều chính giúp con cùng với Huy quận công [[Hoàng Đình Bảo]] khiến quân đội và nhân dân bất bình.
Tháng 9 năm 1782, Trịnh Sâm mất. [[Đặng Thị Huệ]] và Huy quận công [[Hoàng Đình Bảo]] lập Trịnh Cán lên ngôi chúa với tước hiệu Điện Đô vương, lúc đó Trịnh Cán mới 6 tuổi. "''Sau khi chúa tắt thở, quận Huy một mặt cắt đặt cho các quan lo liệu việc tang lễ, một mặt sai Thuỳ trung hầu sao lấy mấy bản thư cố mệnh và tờ sách phong Tuyên phi đưa ra chính phủ, để cho các quan triều tâu lên vua Lê. Ngay hôm ấy, vua Lê hạ sắc dụ lập thế tử Cán làm Điện đô vương. Trăm quan liền đem nghi trượng, binh lính đến cửa Kính Thiên để rước sắc về phủ chúa. Đến phủ, quan a bảo Diễm quận công Trần Xuân Huy bế thế tử Trịnh Cán đã được mặc áo triều, đội mũ, mang đai màu hoa quỳ ra đứng đón ở sân, quỳ xuống nhận sắc. Xong đó, ngoài phủ đường đã đặt sẵn sập ngự, quận Diễm bồng thế tử Cán lên ngôi chúa. Các quan theo thứ tự lần lượt vào lễ mừng. Lễ xong, quận Diễm lại bế chúa mới vào cung Huỳnh để lạy thánh mẫu. Rồi sau đấy, mọi người đều thay triều phục, mặc áo trở để làm lễ phát tang''".<ref>Hoàng Lê nhất thống chí (quyển 2)</ref>
 
Tháng 9 năm 1782, Trịnh Sâm mất. [[Đặng Thị Huệ]] và Huy quận công [[Hoàng Đình Bảo]] lập Trịnh Cán lên ngôi chúa với tước hiệu Điện Đô vương, lúc đó Trịnh Cán mới 6 tuổi. Tuyên phi Đặng Thị Huệ trở thành người điều khiển triều chính giúp con cùng với Huy quận công [[Hoàng Đình Bảo]] khiến quân đội và nhân dân bất bình.
 
Tháng 10 nǎm 1782, Dự Vũ là tay chân của Trịnh Khải xúi kiêu binh (lính Tam phủ) nổi loạn, giết chết Hoàng Đình Bảo, truất ngôi Trịnh Cán và giáng xuống làm Cung quốc công. Tuyên phi Đặng Thị Huệ bị truất xuống thứ dân, sau tự tử. Trịnh Cán bị đưa ra ở phủ Lượng quốc rồi ốm chết, ở ngôi được một tháng.