Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đường Thái Tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 160:
Thái Tông có một câu nói nổi tiếng: "''Anh hùng trong thiên hạ đều nằm trong lòng bàn tay Trẫm''".
 
Các cải cách của Thái tôngTông về tổ chức hành chánh tỉnh đáng coi là quan trọng và lâu bền nhất. [[Nhà Tần]] đặt ở đầu mỗi quận một quan văn coi về hành chánh và một quan võ coi về võ bị, quyền ngang nhau. Nhà Hán bỏ chế độ đó, chỉ dùng quan văn. Nhưng sau đời Hán, loạn lạc liên miên, sự cai trị các quận giao cho quan võ do bọn vương hầu cử. Thái tôngTông loại lầndần lầndần các quan võ đó, mà đích thân lựa những người có học, có đức hạnh tốt thay vào. Chế độ tuyển cử đó có vào đời Tùy, nhưng tổ chức còn sơ sài. Thái tôngTông theo Tùy, đặt ra khoa tiến sĩ trọng văn từ, khoa minh kinh trọng sự tinh thông một kinh. [[Lễ bộ]] coi việc khảo thí; người nào đậu rồi, muốn làm quan thì phải thi lại ở bộ Lại, có đậu mới được bổ dụng. Các kì thi tổ chức rất nghiêm và rất công bằng. Thí sinh mà gian lận thì bị trừng trị nặng, giám khảo mà gian lận thì bị cách chức.
 
Chính sách dùng thi cử để lựa người cai trị dân lúc đó là tiến bộ nhất đương thời. Nó làm cho quyền hành của giới quý tộc bị cha truyền con nối bị thay thế bằng quyền hành của giới bình dân nhưng có tài năng, trí tuệ.<ref name="ReferenceA"/>
Dòng 284:
# Thường Sơn Quận vương (常山郡王) → Trung Sơn Quận vương (中山郡王) → Hoàng thái tử [[Lý Thừa Càn]] (李承乾), mẹ là [[Văn Đức Hoàng hậu]]. Năm [[644]], do mắc tội mưu phản mà bị phế làm thứ dân, sau khi mất được khôi phục lại làm ''Thường Sơn Mẫn Vương'' (恆山愍王)<ref>Cựu Đường thư: Thái Tông chư tử liệt truyện gọi là "Hằng Sơn vương", Tân Đường thư: Thái Tông tử liệt truyện gọi là "Thường Sơn mẫn vương ". Do Hằng Sơn, Thường Sơn chỉ là tên gọi khác nhau của cùng một địa danh, [[nhà Tần]] lập [[quận Hằng Sơn]], thời [[Tây Hán]] do kị húy [[Hán Văn Đế]] Lưu Hằng nên đổi thành quận Thường Sơn, thời kỳ đầu nhà Đường đổi thành châu, gọi là Hằng châu, đến niên hiệu Thiên Bảo gọi là quận Thường Sơn</ref>.
# Sở Vương [[Lý Khoan]] (李寬; 610 - 620), mẹ không rõ, mất sớm.
# Trường Sa Quận vương (長沙郡王) → Hán Vương (漢王) → Thục Vương (蜀王) → Ngô Vương [[Lý Khác (Ngô vương)|Lý Khác]] (吳王李恪; 619 - 653), mẹ là Dương Phi, con gái [[Tùy Dạng đế]]. Đước đánh giá là người con trai xuất chúng nhất trong số các hoàng tử của Đường Thái Tông, Thái Tông có ý định lập Lý Khác làm Thái tử, nhưng bị [[Trưởng Tôn Vô Kỵ]] và các đại thần phản đối. Sau khi Đường Cao Tông lên ngôi, Trưởng Tôn Vô Kỵ chuyên quyền, mưu hại Lý Khác và em cùng mẹ là Lý Âm. Lý Khác bị vu khống mưu nghịch, bị ép phải tự sát, Lý Âm bị phế làm thứ dân. về sau được tặng làm ''Uất Lâm Quận vương'' (鬱林郡王).
# Nghi Đô Quận vương (宜都郡王) → Vệ Vương (衛王) → Việt Vương (越王) → Ngụy Vương [[Lý Thái]] (魏王李泰; 619 - 652), mẹ là Văn Đức Hoàng hậu. Sau bị giáng làm Đông Lai Quận vương (東來郡王), rồi Thuận Dương Quận vương (順陽郡王). Khi chết truy tặng làm Bộc Cung Vương (濮恭王).
# Nghi Dương Quận vương (宜陽郡王) → Sở Vương (楚王) → Yên Vương (燕王) → Tề Vương [[Lý Hựu (nhà Đường)|Lý Hựu]] (齊王李祐; ? - 643), mẹ là Âm Phi, sau mắc tội bị phế làm thứ dân.