Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tống Huy Tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 46:
Năm [[1085]], Thần Tông hoàng đế băng hà, Hoàng thái tử Triệu Hú tức vị, tức là [[Tống Triết Tông]]. Không lâu sau, Triệu Cát được tấn phong ''Toại Ninh quận vương'' (遂宁郡王). Năm Thiệu Thánh thứ ba ([[1096]]), phong [[Bình Giang quân]], [[Trấn Giang quân]] tiết độ sứ, tiến tước '''Đoan vương''' (端王). Thời trẻ, Triệu Cát đã là một tài tử xuất chúng về nghệ thuật, ông rất có tài năng về thi ca, thư pháp. Đặc biệt, ông là một họa sĩ vô cùng xuất sắc và tài hoa. Nhưng mặt khác, Triệu Cát cũng là một kẻ có bản chất phóng đãng, lẳng lơ, ham mê hưởng lạc theo đúng chất một công tử phong lưu thời bấy giờ.
 
Năm Nguyên Phù thứ ba ([[1100]]), [[Tống Triết Tông]] qua đời ở [[Phúc Ninh điện]] khi mới 24 tuổi<ref name="TTTTG086">''[[Tục tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:續資治通鑑/卷086|quyển 86]].</ref>. Do lúc sinh thời, Triết Tông chỉ có duy nhất một người con trai là thái tử [[Triệu Mậu]], nhưng yểu mạng nên không có người thừa kế nên [[Khâm Thánh Hiến Túc hoàng hậu|Khâm Thánh Hướng Thái hậu]] đành phải chọn một trong các5 vị thân vương là anh em ruột còn sống của Triết Tông lên kế vị, cuối cùng bất chấp sự can gián của đa số quần thần là không nên lập Đoan vương với lí do là nhân phẩm của ông không tốt đẹp, Thái hậu vẫn hạ lệnh cho các đại thần [[Chương Đôn]], [[Tăng Bố]], [[Thái Biện]], [[Hứa Tương]] lập Đoan vương Triệu Cát kế vị, tức là '''Tống Huy Tông'''.
 
== Đại Tống Hoàng đế ==