Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tống Khâm Tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 41:
Hoàng tử Triệu Đản là con trai trưởng của Huy Tông hoàng đế với hoàng hậu đầu tiên là Vương thị; chào đời vào ngày [[23 tháng 5]] năm [[1100]]<ref>[https://en.wikipedia.org/wiki/Academia_Sinica Academia Sinica - Chuyển hoán Trung Tây 2000 năm]</ref><ref>''[[Tục tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:續資治通鑑/卷086|quyển 86]]</ref>, tức ngày Ất Dậu tháng 4 ÂL năm Nguyên Phù thứ ba đời [[Tống Huy Tông]] tại điện Khôi Ninh. Khi đó cha ông vừa lên ngôi chưa đầy nửa năm. Ban đầu ông được đặt tên là Đản, nhận phong tước Hàn quốc công<ref name="TS23">''[[Tống sử]]'', [[:zh:s:宋史/卷023|quyển 23]].</ref>. Đến tháng 6 ÂL cùng năm, được tiến phong Kinh Triệu quận vương.
 
Năm [[1102]], Huy Tông đổi tên Triệu Đản thành Triệu Huyên, cuối năm đó chính thức cải thành Hoàn. Năm [[1103]], ông được tấn phong làm Định vương. Năm [[1111]], được vào học ở Tư Thiện đường<ref name="TS23" />. Năm [[1113]], gia phong thái bảo. Tháng 2 ÂL năm [[1115]], Huy Tông hạ chiếu lập ông làm Hoàng thái tử. Tháng 6 năm [[1116]], ông thành hôn với Chu thị, con gái Vũ Khang quân tiết độ sứ [[Chu Bá Tài]]. Trong mắt Huy Tông thì người em thứ ba của Triệu Hoàn là Vận vương [[Triệu Khải]] (趙楷) mới là người có khí chất phù hợp với ngôi hoàng đế. Triệu Khải từ nhỏ là đã chứng tỏ mình là người có tài khi dự thi khoa cử và đỗ trạng nguyên. Tuy vậy, Huy Tông không muốn việc phế trưởng lập thứ có thể gây nên hậu quả không tốt sau này, thêm nữa lại có hoạn quan [[Lương Sư]] ra sức can gián và bảo vệ nên Triệu Hoàn bảo toàn được ngôi thái tử. Lúc bấy giờ thái tể [[Vương Phủ]] không được lòng thái tử, nên có ý lập Vận vương Khải. [[Lý Bang Ngạn]] đem việc tâu lên, do đó Vương Phủ mất chức.
 
Bấy giờ triều đình [[nhà Tống]] đang gặp phải sự uy hiếp của nước Kim người Nữ Chân. Trước kia Tống kí kết với Kim hiệp ước [[liên minh trên biển]], hợp sức diệt Liêu, nhằm thu phục 16 châu Yến, Vân mà Hậu Tấn Cao Tổ [[Thạch Kính Đường]] đã dâng cho [[Khiết Đan]] thế kỷ 10. Tuy nhiên quân Tống xuất chiến bất lợi, người Kim thừa cơ chiếm được đất Yên, chỉ trả cho Tống vùng Yên Kinh<ref>Nay là [[thủ đô]] [[Bắc Kinh]], [[Trung Quốc]]</ref> và 6 châu. Do Tống thu nhận hàng tướng [[Trương Giác]] ở Bình châu<ref>Huyện Loan, [[Đường Sơn]], [[Hà Bắc]], [[Trung Quốc]] hiện nay</ref>, Kim lấy việc đó mà gây chiến. Tháng 11 năm [[1125]], [[Kim Thái Tông]] lệnh cho [[Tà Dã]], [[Niêm Một Hát]] chia quân làm hai cánh tấn công Thái Nguyên, Yên Sơn. Bấy giờ quân Kim đã áp sát sông [[Hoàng Hà]], Huy Tông hoảng hốt muốn bỏ trốn khỏi kinh đô. Thái thường thiếu khanh [[Lý Cương]] bàn với cấp sự trung [[Ngô Mẫn]] xin vua nhường ngôi cho thái tử, Ngô Mẫn thấy việc ấy không tiện, chỉ xin thái tử giám quốc. [[Lý Cương]] chích máu mà viết tấu trình lên, xin theo lệ [[Đường Túc Tông]] ở Linh Vũ xưa kia, xin nhà vua nhường ngôi cho thái tử<ref>''[[Tống sử]]'', [[:zh:s:宋史/卷358|quyển 358]]</ref>.