Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đại Vận Hà”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Ahihi456 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 25:
 
=== Các thời kỳ sau ===
[[Tập tin:Near Grand Canal of China.JPG|nhỏ|trái|250px|Các công trình xây dựng ven bờ Đại Vận Hà]]
Sau [[loạn An Sử]] (755-763) trong thời kỳ [[nhà Đường]] ([[618]]-[[907]]), nền [[kinh tế]] của miền bắc Trung Quốc đã bị tổn hại nghiêm trọng và không thể phục hồi lại do các cuộc chiến cũng như lũ lụt thường xuyên của sông [[Hoàng Hà]]. Đại Vận Hà là con đường chính để vận chuyển ngũ cốc từ khu vực đồng bằng châu thổ [[Trường Giang]] tới Hoa Bắc. Thành phố [[Khai Phong]] đã là trạm trung chuyển chính trên tuyến đường thủy này, và do đó nó đã lớn mạnh dần lên để sau đó trở thành kinh đô của [[nhà Tống]] ([[960]]-[[1279]]).
 
Trong thời kỳ [[nhà Nguyên]] ([[1271]]-[[1368]]), kinh đô của Trung Quốc chuyển về Đại Đô ([[Bắc Kinh]]) và do vậy nhu cầu cho Đại Vận Hà chảy về phía tây tới Khai Phong và Lạc Dương đã bị giảm mạnh. Kênh đào này sau đó đã được chuyển hướng theo đường tắt tại tỉnh [[Sơn Đông]] trong những năm từ [[1280]] tới [[1283]]. Nó đã ngắn đi tới 700 km và tổng chiều dài khi đó còn khoảng 1.800 km. Kể từ đó thì lộ trình của Đại Vận Hà đã không thay đổi nhiều.
 
[[Tập tin:Near Grand Canal of China.JPG|nhỏ|trái|250px|Các công trình xây dựng ven bờ Đại Vận Hà]]
 
Toàn bộ kênh đào này đã được hoàng đế [[Minh Thành Tổ]] cho cải tạo, xây dựng lại vào khoảng những năm [[1411]] tới [[1415]] (niên hiệu Vĩnh Lạc). Trong vòng khoảng 400 năm kế tiếp, nó đã được duy trì khá tốt như là huyết mạch chính để vận chuyển lương thực từ lưu vực sông Dương Tử tới Bắc Kinh.