Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Triết học Hy Lạp cổ đại”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Triết học Hy Lạp cổ đại''' là nền triết học được hình thành vào khoảng thế kỷ VI trước công nguyên đến thế kỷ VI tại [[Hy Lạp]]. Triết học Hy Lạp cổ đại được xem là thành tựu rực rỡ của văn minh phương tây, tạo nên cơ sở xuất phát của triết học châu Âu sau này. Alfred Whitehead nhận xét rằng "triết học phương tây thực ra chỉ là một loạt các chú thích cho Plato". Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại tập trung vào hai chủ đề chính. Thứ nhất là mối liên hệ giữa nguyên nhân và hệ quả, hay nói cách khác, tìm câu trả lời cho câu hỏi phải chăng các sự vật hiện tượng vận động theo một chuỗi nguyên nhân-hệ quả tất yếu khách quan hay chỉ là sự trùng hợp, tình cờ ngẫu nhiên. Thứ hai là bản chất và khởi thủy của thế giới tồn tại. Những đại diện tiêu biểu nhất của nền triết học này là [[Socrates]], [[Plato]], [[Aristotle]] và [[Epicurus]].
 
==Nguồn gốc và đặc trưng==
===Điều kiện ra đời===
[[Hy Lạp]] là cái nôi của văn minh phương tây. Nhờ có điều kiện tự nhiên thuận lợi, khí hậu ôn hòa, những đồng bằng trù phú và các thành phố lớn như [[Athens]] ra đời sớm. Thương mại cũng phát triển từ rất sớm với các hải cảng và đảo rải rác trên biển [[Egée]]. Đó là nơi hội tụ những điều kiện hết sức thuận lợi cho nền văn hóa tinh thần, bao gồm triết học, phát triển mạnh mẽ. Năng lực sản xuất tiến bộ mạnh mẽ trong thời kỳ thế kỷ VIII-VI trước công nguyên cùng với những mô hình nhà nước thành bang cũng góp phần tạo nền tảng cho triết học Hy Lạp ra đời và phát triển nhanh chóng.
 
===Đặc trưng cơ bản===
Có thể coi triết học Hy Lạp cổ đại là đỉnh cao của văn minh Hy Lạp, với các đặc trưng cơ bản:
 
Triết học Hy Lạp đã có sự phân chia và đối lập rõ ràng giữa các trào lưu, trường phái, duy vật và duy tâm, biện chức và siêu hình, vô thần và hữu thần. Toàn bộ nền triết học thế giới sau này cũng dựa trên những nền tảng cơ bản đó.
 
Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại đã biết gắn bó chặt chẽ triết học với khoa học tự nhiên để tổng hợp mọi hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau để hướng tới việc xây dựng thế giới quan tổng thể, biến triết học thành "khoa học của các khoa học".
 
Ngoài ra, triết học Hy Lạp cũng rất coi trọng vấn đề con người.
 
{{rất sơ khai}}