Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Khăn vấn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 7:
'''Khăn vấn'''<ref>Chữ ''vấn'' (抆) có nghĩa là ''cuộn tròn''.</ref> ([[Nôm]]: 巾抆), '''khăn đóng''' ([[Nôm]]: 巾凍) hoặc '''khăn xếp''' ([[Nôm]]: 巾插), là cách gọi một trong những [[trang sức]] căn bản của [[người Việt Nam]] phổ dụng từ [[thế kỷ XVIII]] đến nay.
==Lược sử==
Theo tác giả ''[[Ngàn năm áo mũ]]'' [[Trần Quang Đức]]<ref>[https://hoatienquan.wordpress.com/2017/01/25/ngu-nghia-2/ Truyện ngữ nghĩa]</ref>, từ thời [[Lê trung hưng]] ngược về thái cổ, đôi lúc người [[An Nam]] vẫn quen dùng khăn bọc [[tóc]] theo tập quán [[Trung Châu]], nhưng sang đến những năm hòa hoãn sau cuộc [[Trịnh-Nguyễn phân tranh]] thì cư dân [[Đàng Trong|Quảng Nam]] bắt đầu phỏng theo nhiều tục của người [[Champa]], trong đấy có lối vấn khăn. Việc vấn khăn trên đầu trước tiên là để tránh cái nóng gay gắt của [[khí hậu]] [[Nam Trung Bộ]], nhưng sau là để làm đỏm. Năm 1744, Võ vương [[Nguyễn Phước Khoát]] ban lệnh toàn cõi [[Đàng Trong|Quảng Nam]] phải ăn mặc theo lối mới để tỏ ra khác biệt với người ở [[phía Bắc]] [[sông Gianh]], do vậy tục vấn khăn đã trở nên đặc trưng của người miền này. Nhưng phải đến các đạo luật ngặt nghèo của [[vua]] [[Nguyễn Thánh Tổ]] năm 1830 thì tục này mới thành phổ dụng trên khắp nước.
 
Tục vấn khăn trải nhiều biến thiên, dần trở thành chứng cứ để nhận biết cộng đồng [[An Nam]] trong cõi [[Đông Á]], thậm chí là mặc định khiến [[người Việt]] lầm tưởng về thói quen ăn mặc của [[tổ tiên]] mình suốt ngàn năm. Nó dần mai một từ giai đoạn đầu [[thế kỷ XX]] khi làn sóng [[Âu hóa]] nở rộ, tuy rằng hiện nay vẫn chưa dứt hẳn.