Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Khủng hoảng tài chính châu Á 1997”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
→‎Nguyên nhân: sai chính tả ch-tr
Dòng 10:
 
=== Nền tảng kinh tế vĩ mô yếu kém ===
Thái Lan và một số nước Đông Nam Á đã cố gắng thực hiện cái mà các nhà kinh tế gọi là [[Bộ ba chính sách không thể đồng thời]]. Họ vừa cố định giá trị đồng tiền của mình vào Dollar Mỹ, vừa cho phép tự do lưu chuyển vốn ([[tự do hóa tài khoản vốn]]). Kinh tế Đông Nam Á tăng trưởng nhanh trong thập niên 1980 và nửa đầu thập niên 1990 đã tạo ra sức ép tăng giá nội tệ. Để bảo vệ tỷ giá cố định, các ngân hàng trung ương Đông Nam Á đã thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng. Kết quả là cung tiền tăng gây ra sức ép lạm phát. Chính sách vô hiệu hóa (sterilization policy) đã được áp dụng để chống lạm phát vô hình trungchung đẩy mạnh các dòng vốn chảy vào nền kinh tế.
 
Vào giữa thập niên 1990, [[Hàn Quốc]] có nền tảng kinh tế vĩ mô tương đối tốt ngoại trừ việc đồng [[Won Hàn Quốc]] không ngừng lên giá với Dollar Mỹ trong thời kỳ từ sau năm 1987. Điều này làm cho [[tài khoản vãng lai]] của Hàn Quốc suy yếu vì giá hàng [[xuất khẩu]] của Hàn Quốc trên thị trường hàng hóa quốc tế tăng. Trong hoàn cảnh đó, Hàn Quốc lại theo đuổi một chế độ tỷ giá hối đoái neo lỏng lẻo và chính sách [[tự do hóa tài khoản vốn]]. Vì thế, thâm hụt tài khoản vãng lai được bù đắp lại bằng việc các ngân hàng của nước này đi vay nước ngoài mà phần lớn là vay nợ ngắn hạn và nợ không tự bảo hiểm rủi ro.<ref>Ha In-Bong, Lee Bong-Soo, and Cheong Chongcheul (2007), "What Caused the Korean Currency Crisis in 1997?", mimeo</ref>