Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Alp Arslan”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 26:
Trong việc củng cố lại đế chế và triệt hạ các phe đối lập, Arslan đã nhận được sự hỗ trợ tài đắc lực từ Nizam al-Mulk. Cả hai người đều được ghi nhận trong việc giữ ổn định cho đế chế sau cái chết của Tughril. Sau khi thiết lập được hòa bình và an ninh trên lãnh thổ của mình, Arslan cho kêu gọi hội nghị toàn quốc vào năm 1066. Tại đây, ông phong con trai [[Malik Shah I]] làm thái tử.<ref>{{Cite book|title = Dictionary of World Biography: The Middle Ages, Volume 2|last = Magill|first = Frank Northen|publisher = Routledge|year = 1998|isbn = 978-1-57958-041-4|location = |pages = 68}}</ref> Với mong muốn chiếm [[Kayseri|Caesarea Mazaca]], thủ phủ của Cappadocia, ông đích thân dẫn đầu đội kỵ binh người Thổ vượt [[sông Euphrates]] rồi tấn công và chiếm đóng thành phố. Cùng với Nizam al-Mulk, ông đem binh đánh Armenia và Gruzia và chiếm được hai nước trong năm 1064. Sau một cuộc vây hãm kéo dài 25 ngày, quân đội Seljuk chiếm được thành Ani, kinh đô của Armenia và chém giết dân chúng trong thành.<ref name=eb9>{{citation |contribution=[[s:Encyclopædia Britannica, Ninth Edition/Anni|Anni]] |title=''[[s:Encyclopædia Britannica, Ninth Edition|''Encyclopædia Britannica'', 9th ed.]], [[s:Encyclopædia Britannica, Ninth Edition/Volume II|Vol.&nbsp;II]]'' |editor-last=Baynes |editor-first=Thomas Spencer |display-editors=0 |publisher=Charles Scribner's Sons |location=New York |date=1878 |ref={{harvid|EB|1878}} |p=72 }}.</ref> Những miêu tả về vụ thảm sát tại thành Ani được sử gia Ả Rập [[Sibt ibn al-Jawzi]] dẫn lời một nhân chứng:
{{quotation|Quân [Thổ] tiến vào thành, tàn sát dân chúng, cướp phá và đốt trụi thành, những gì họ để lại chỉ là một đống đổ nát và tất cả những người còn sống đều bị cầm tù... Xác chết nhiều vô kể, nằm ngổn ngang chặn hết mọi khu phố; người ta không thể đi bất cứ nơi nào mà không phải bước qua chúng. Số lượng tù nhân bị bắt không dưới 50.000 linh hồn. Tôi đã quyết định vào thành và đã phải chứng kiến sự tàn phá bằng chính mắt mình. Tôi đã cố gắng để tìm một con đường mà tôi sẽ không phải bước qua mấy cái xác chết; nhưng điều đó là không thể.<ref>Quoted in {{cite book|last=Norwich|first=John Julius|authorlink=John Julius Norwich|title=Byzantium: The Apogee|publisher=Viking|location=New York|year = 1991|pages= 342–343|isbn = 978-0-394-53779-5}}</ref>}}
 
== Chống lại Đông La Mã ==
Trên đường đi đánh nhà Fatima, Alp Arslan xua quân xâm lược [[Đế quốc Đông La Mã]]. Hoàng đế [[Romanos IV Diogenes]] đích thân cầm đại binh gặp đội quân xâm lược ở Cilicia. Trong cả ba chiến dịch đầy khó khăn, cả ban lần người Thổ đều thất bại. Hai chiến dịch đầu tiên được Hoàng đế La Mã đích thân cầm đầu, trong khi lần thứ ba được chỉ huy bởi Manuel Comnenos, ông chú của hoàng đế [[Manuel I Comnenos|Manuel Comnenos]]. Trong thời gian này, tiểu vương Mirdasid Aleppo Rashid al-Dawla Mahmud đã quy thuận Arslan.
 
Năm 1071, đích thân Romanos tiến vào Armenia với 3 vạn quân, trong đó bao gồm đội quân người Thổ Cuman Turk cũng như quân người Frank và Norman, dưới sự chỉ huy của Ursel de Baieul. Alp Arslan đang đem quân về phía nam đánh nhà Fatima phải nhanh chóng quay trở lại để gặp quân La Mã. Tại Manzikert, bên bờ sông Murat, phía bắc [[hồ Van]], hai đội quân giao chiến. Những lính đánh thuê người Cuman của quân La Mã lập tức đào thoát sang phía người Thổ. Thấy vậy, "những lính đánh thuê Tây cưỡi ngựa đi đường tắt và rời khỏi trận chiến."<ref>{{cite book|title=The First Crusade|first= Steve|last= Runciman|publisher= Cambridge University Press|year=1992}}</ref> Romanos đã bị phản bội bởi tướng Andronikos Doukas, con trai của ''Caesar'' (con trai riêng của vợ Romanos), người đã tuyên bố rằng ông đã chết và dẫn phần lớn quân rời khỏi trận địa thay vì yểm trợ cho hoàng đế rút quân.<ref>{{cite book| last = Norwich| first = John Julius| title = Byzantium The Apogee| year = 1993| publisher = Penguin| isbn = 0-14-011448-3 }}</ref> Quân Đông La Mã gần như tan rã.
 
Hoàng đế Romanos IV bị bắt làm tù binh và được áp giải đến trước mặt Alp Arslan. Sau màn lăng nhục sỉ vả theo nghi lễ, Arslan cư xử với ông bằng lòng quảng đại. Sau khi đàm phán hòa bìnhdduwowcj chấp thuận, Arslan cho thả Hoàng đế, và tặng thêm quà cáp và cho người hộ tống. Cuộc trò chuyện sau đây được cho là đã diễn ra sau khi Romanos được đưa đến trước mặt Sultan:<ref name="kings">{{cite book| author = R. Scott Peoples| title = Crusade of Kings| year = 2007| publisher = Wildside Press LLC| isbn = 978-0-8095-7221-2| page = 13 }}</ref>
 
:''Alp Arslan'': "Ngài sẽ làm gì nếu ta bị bắt làm tù bình và bị áp giải tới trước mặt ngài?"
:''Romanos'': "Có lẽ ta sẽ giết ngài, hoặc đem bêu trên đường phố Constantinopolis."
:''Alp Arslan'': "Hình phạt của ta còn nặng hơn nhiều. Ta sẽ quên ngài, và thả ngài tự do."
 
== Tham khảo ==