Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quai bị”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
xóa các nguồn tự xuất bản
n viết hoa, replaced: Việt nam → Việt Nam (2)
Dòng 9:
Người là vật chủ tự nhiên duy nhất được biết cho đến nay. Virus quai bị được lây truyền chủ yếu do các chất tiết của đường [[hô hấp]]. Nhiễm trùng có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong thời kì niên thiếu. Ở người trưởng thành, bệnh thường có khuynh hướng nặng nề hơn bao gồm viêm tinh hoàn. Tử vong do quai bị rất thấp, ước tính khoảng 1,6 đến 3,8 trên 10 000 trường hợp nhiễm bệnh. Hơn một nửa số trường hợp tử vong xảy ra ở người trên 19 tuổi. Nhiễm quan bị trong quý 1 của [[thai kỳ|thai kì]] có thể làm tăng khả năng [[hư thai|sẩy thai]] tự nhiên. Mặc dù virus quai bị có thể đi xuyên qua [[nhau thai]], không có bằng chứng cụ thể nào chứng tỏ nhiễm virus quai bị trong thai kì có thể gây nên [[dị tật bẩm sinh]].
 
Trước đây, các vụ dịch thường xảy ra từ tháng Giêng đến tháng Năm ở các vùng khí hậu ôn đới, tuy nhiên ngày nay biểu hiện theo mùa không còn rõ ràng nữa, nghĩa là bệnh có thể xảy ra quanh năm. Tại [[Hoa Kỳ]], sau khi vaccine ngừa quai bị được sử dụng, hằng năm có khoảng 500 trường hợp mắc bệnh được ghi nhận. Tại [[Việt Nam|Việt nam]], vaccine ngừa quai bị chưa được đưa vào trong [[chương trình tiêm chủng mở rộng]] nên bệnh còn lưu hành khá cao, thường gây nên những vụ dịch nhỏ ví dụ như trong [[nhà trẻ]], [[trường học]], nhất là các trường nội trú, bán trú.
 
Bệnh thường thấy ở lứa tuổi từ 5 đến 14 tuổi. Ở trẻ được chủng ngừa quai bị thì hiện tượng viêm tuyến mang tai không phải do quai bị mà do các nguyên nhân khác nêu trên. Cũng giống như vaccine ngừa [[sởi|bệnh sởi]], một liều vaccine duy nhất không phải luôn luôn đảm bảo được tình trạng [[miễn dịch]] thỏa đáng cho trẻ. Thời kì lây truyền mạnh nhất là 2 ngày trước khi có sưng tuyến mang tai và 5 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng này. Virus quai bị có thể phân lập được tù tuyến mang tai từ 7 ngày trước và kéo dài đến ngày thứ 9 sau khi tuyến mang tai bắt đầu sưng.
Dòng 16:
 
== Chẩn đoán ==
Trẻ em bị sưng tuyến mang tai kéo dài hai ngày hoặc lâu hơn mà không có nguyên nhân rõ ràng nào khác cần được làm các xét nghiệm chẩn đoán quai bị. Tuy nhiên trong điều kiện Việt namNam thì yếu tố miễn dịch bản thân (trẻ có được tiêm chủng hay chưa) và các dữ kiện dịch tễ học khác (có tiếp xúc nguồn lây không, trong lớp hay trong trường có học sinh nào mắc bệnh tương tự trước đó…) thường giúp chẩn đoán và giúp đưa ra những biện pháp cách ly, phòng ngừa thích hợp.
 
Có thể phân lập virus quai bị bằng phương pháp nuôi cấy tế bào từ các bệnh phẩm phết họng, nước tiểu, dịch não tủy hặc có thể xét nghiệm xác định sự gia tăng nhanh chóng hiệu giá [[kháng thể]] IgG khi so sánh hai thời điểm mắc bệnh cấp và giai đoạn hồi phục bệnh. Xét nghiệm này có thể thực hiện bằng các kĩ thuật huyết thanh học tiêu chuẩn như '''cố định bổ thể''' (''complement fixation''), '''phản ứng trung hòa''' (''neutralisation''), '''ức chế ngưng kết hồng cầu''' (''hemagglutination inhibition test''), '''miễn dịch enzyme''' (''enzyme immunoassay'') hoặc '''xét nghiệm định lượng kháng thể IgM quai bị''' (''mumps IgM antibody test''). (Nhiễm trùng cũ có thể xác định bằng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ enzyme hay phản ứng trung hòa còn kỹ thuật cố định bổ thể và ức chế ngưng kết hồng cầu không phù hợp trong trường hợp này). Test da (''skin test'') cũng không đáng tin cậy do đó không nên dùng test này để tìm hiểu tình trạng miễn dịch của trẻ.