Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đường Cao Tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 30:
Đường Cao Tông trị vì đất nước sau một cuộc đại hưng thịnh từ thời [[Đường Thái Tông]], tương đối kế thừa tốt đẹp. Ông giữ [[biên cương]] và mở rộng phát triển hơn, qua các cuộc chinh phạt [[Cao Câu Ly]], [[Bách Tế]], [[Tây Đột Quyết]]....khiến uy thế Đại Đường vững chắc. Tuy nhiên, từ những năm [[670]] thì những thành tựu đạt được đều bị thua về tay [[Tân La]] và [[Thổ Phiên]], và các vùng chiếm đóng ở biên cương nhiều lần nổi dậy làm phản khiến triều đình phải đánh dẹp luôn, quốc lực nhà Đường trở nên cạn kiệt buộc phải hòa hoãn.
 
Trong hậu cung, ông sủng ái [[Võ Mị Nương| Chiêu nghi]] và lập làm [[Hoàng hậu]]. Võ hoàng hậu từ đó xen vào triều chính, Cao Tông vốn sủng ái bà nên nhất quyết nghe theo. Từ năm [[660]], Cao Tông bị đột quỵ, sức khỏe ngày một suy kém, mới giao quyền trong triều cho Võ hậu. Ông và Võ hậu cùng lâm triều, được tôn xưng là '''Nhị thánh''' (二圣), tự xưng là '''Thiên Hoàng''' (天皇) và Võ hậu được xưng là '''Thiên Hậu''' (天后). hoàng hậu dần dần nắm hết mọi quyền hành, không chế cả con ruột là [[Lý Hoằng]] và [[Lý Hiền (Đường)|Lý Hiền]], có thuyết cho rằng việc 2 Hoàng tử này chết sớm đều do Võ hoàng hậu hạ thủ.
 
== Thân thế ==
Dòng 37:
Năm [[631]], khi vừa mới 4 tuổi, Lý Trị đã được phong tước '''Tấn vương''' (晋王)<ref>[[Cựu Đường thư]], [https://zh.wikisource.org/wiki/%E8%88%8A%E5%94%90%E6%9B%B8/%E5%8D%B74 quyển 4]</ref>. Sang năm [[633]], ông được phong chức ''Đô Đốc Tịnh châu''<ref>Đất Tịnh châu nay thuộc địa cấp Thái Nguyên, tỉnh [[Sơn Tây]], [[Trung Quốc]]</ref>, tuy nhiên do tuổi còn quá nhỏ nên ông vẫn ở lại kinh thành Trường An. Lúc còn nhỏ, ông được đánh giá là hiếu thuận và nhân hậu, thường được Đường Thái Tông khen ngợi.
 
Năm [[636]], Trưởng Tôn hoàng hậu qua đời<ref>[[Cựu Đường thư]], quyển 51, liệt truyện quyển 1</ref><ref>[[Tân Đường thư]], quyển 76</ref>. Trong ngày lễ tang của Hoàng hậu, Lý Trị đã khóc thương rất nhiều, do đó ông bắt đầu được Đường Thái Tông chú ý đến. Sau đó, ông được phong làm ''Hữu Hậu đại tướng quân''.
 
Năm [[643]], Hoàng thái tử [[Lý Thừa Càn]] do âm mưu chống lại Đường Thái Tông nên bị phế truất. Thái Tông hoàng đế lúc đầu muốn lập con trai thứ 4 là Ngụy vương làm [[Hoàng thái tử]], nhưng sau đó Ngụy vương lại cảnh cáo Lý Trị rằng ông vốn chơi thân với Thừa Càn nên sau này ông phải cẩn thận. Thái Tông biết chuyện rất giận và phế truất Ngụy vương. Lúc đó, Tấn vương Lý Trị được Đường Thái Tông quan tâm nhất, vì là người con còn lại của Tưởng Tôn hoàng hậu, nghĩa là [[Hoàng đích tử]]. Sau khi bàn bạc với [[Trưởng Tôn Vô Kị]], [[Phòng Huyền Linh]] và [[Lý Tích]], ngày [[30 tháng 4]] năm [[643]], Thái Tông hoàng đế chính thức phong Tấn vương Lý Trị làm [[Hoàng thái tử]].
Dòng 72:
Năm [[651]], Tả kiêu vệ tướng quân [[A Sử Na Hạ Lỗ]] nghe tin [[Đường Thái Tông]] đã chết, bèn chiêu tập dân li tán, chiếm cứ hai châu Tây, Đình. Thứ sử Đình châu [[Lạc Hoằng Nghĩa]] tâu lên triều đình. Cao Tông sai Kiều Bảo Minh đến thuyết phục Hạ Lỗ nên chịu quy phục, gửi con vào làm túc vệ trong cung thì sẽ được triều đình phong làm Kiêu Vệ trung lang tướng. Nhưng con Hạ Lỗ là [[Hi Vận]] lại khuyên cha nên chạy về phía phía tây tiếp tục kháng Đường. Hạ Lỗ nghe theo, đi về phía tây chiếm được [[Tây Đột Quyết]], tiếm xưng [[Sa Bát La Khả hãn]], được nhiều nước Tây Vực đi theo.
 
Tháng 7 năm [[651]], Sa Bát La Khã hãn tiến đánh Đình châu<ref>[[Tân Cương]], [[Trung Quốc]] hiện nay</ref>. Đường Cao Tông sai Tả hậu tướng quân [[Lưu Kiến Phương]], Hữu Kiêu Vệ tướng quân Kế Bật Hà Lực làm Hành quân tổng quản; [[Cao Đức Dật]], [[Tiết Cô Ngô]] làm phó, đem 3 vạn quân bốn châu Tần, Thành, Kì, Ung cùng 5 vạn ngựa của người Hồi Hột dâng nạp, tiến đánh Tây Đột Quyết. Quân Đường chiến thắng vài trận, nhưng không lâu sau thì rút lui. [[Tháng 12]] cùng năm, Cao Tông lập đàn tế nam giao và trai giới. Tháng sau, Triệu Hiếu Tổ ở Lang châu đem quân đánh Bạch Thủy Man và giành thắng lợi, quân Đường thu được nhiều của cải đem về.
 
Năm [[654]], hai nước [[Cao Câu Ly]], [[Bách Tế]] hợp quân xâm lấn [[Tân La]]<ref>Ba nước này đều thuộc [[bán đảo Triều Tiên]] hiện nay</ref>. Vua Tân La sai sứ sang nhà Đường cầu viện. [[Tháng 2]], Cao Tông sai [[Trình Danh Chấn]] và [[Tô Định Phương]] cứu Tân La. Quân Đường thắng lớn, bắt được 1000 người Cao Câu Ly đem về.
Dòng 81:
Đường Cao Tông yêu thương người con trai thứ 4 là Ung vương [[Lý Tố Tiết]], do sủng phi là [[Tiêu thục phi (Đường Cao Tông)|Tiêu thục phi]] sinh ra, muốn lập Tố Tiết làm [[Hoàng thái tử]]. [[Vương hoàng hậu (Đường Cao Tông)|Vương hoàng hậu]] tuy ở địa vị chính thất, nhưng không được sủng ái, nên ghen ghét với Tiêu thục phi. Thấy con trưởng của Cao Tông là [[Lý Trung]] mất mẹ từ nhỏ, Vương hoàng hậu bèn nhận Lý Trung làm con và mua chuộc các đại thần trong triều, đề nghị Cao Tông lập Lý Trung làm Hoàng thái tử.
 
[[Tháng 7]], năm [[652]], Cao Tông hoàng đế theo ý của quần thần, sách lập Lý Trung làm [[Hoàng thái tử]] và ra lệnh đại xá<ref>[[Cựu Đường thư]], quyển 4, Bản kỉ 4</ref>. Tiêu thục phi rất giận nhưng không làm gì được. Cao Tông chọn Tả bộc xạ [[Vu Chí Ninh]] làm [[Thiếu sư]], Hữu bộc xạ [[Trương Hành]] làm [[Thiếu phó]], Thị trung [[Cao Quý Phụ]] làm [[Thiếu bảo]] và [[Vũ Văn Tiết|Võ Văn Tiết]] làm [[Chiêm sự]], dạy học cho Lý Trung.
 
=== Hoàng thân mưu phản ===
Năm [[652]], triều đình xảy ra việc [[công chúa Cao Dương|Cao Dương công chúa]], chị của Đường Cao Tông, liên kết với chồng là [[Phòng Di Ái]], con trai [[Phòng Huyền Linh]], âm mưu lập Kinh vương [[Lý Nguyên Cảnh]] (con thứ của [[Đường Cao Tổ]]) lên làm Hoàng đế. Phò mã đô úy [[Sài Lệnh Vũ|Sài Lệnh Võ]] và [[Tiết Vạn Triệt]] hợp mưu vào chuyện này. Cuối năm [[652]], việc mưu phản bị [[Trưởng Tôn Vô Kị]] phát giác. Vô Kị vốn ghen ghét [[Ngô vương Khác|Ngô vương Lý Khác]], bèn xúi Phòng Di Ái tố cáo Lý Khác có dự vào chuyện này để nhân đó trừ đi. Di Ái bị Vô Kị lừa gạt, cho rằng nếu khai gian như thế sẽ được miễn chết, nên nhận lời.
 
[[Tháng 2]] năm [[653]], quần thần dâng tấu xin chém đầu [[Phòng Di Ái]], [[Tiết Vạn Triệt]] và [[Tào Lệnh Vũ|Tào Lệnh Võ]], đồng thần xin ban rượu độc cho hai [[công chúa Cao Dương|Cao Dương công chúa]], [[Ba Lăng công chúa]] cùng Kinh vương Cảnh, Ngô vương Khác<ref>[[Cựu Đường thư]], quyển 76, liệt truyện quyển 26</ref><ref>[[Tân Đường thư]], quyển 80</ref>. Đường Cao Tông vốn không nỡ ra lệnh, nhưng Binh bộ thượng thư [[Thôi Đôn]] lấy luật pháp bức ép khiên ông phải nghe theo. Em cùng mẹ với Lý Khác là Thục vương [[Lý Âm]] bị phế làm thứ nhân, [[Phòng Di Trực]] (con trưởng của [[Phòng Huyền Linh]]) bị đày ra [[Xuân Châu]]. Trong triều, Giang Hạ vương [[Lý Đạo Tông]] và Phò mã đô úy [[Chấp Thất Tư Lực]] dâng sớ tố cáo Trưởng Tôn Vô Kị và Chử Toại Lương, đều bị xử tội. Từ đó, quyền lực của Trưởng Tôn Vô Kị ngày càng to, lấn át triều đình. Cao Tông sợ thế Vô Kị, phải mời [[Chử Toại Lương]] về triều, phục lại chức cũ.
 
Tháng 10 năm [[653]], nữ tử ở Mục Châu là [[Trần Thạc Trinh]] khởi binh chống [[nhà Đường]], tự xưng ''Văn Giai hoàng đế''. Cao Tông cử quân đánh dẹp và bình định được.
 
=== Thay ngôi Hoàng hậu và Hoàng thái tử ===
[[Tập tin:A Tang Dynasty Empress Wu Zetian.JPG|nhỏ|330px|phải| hoàng hậu]]
Từ khi còn làm Hoàng thái tử, Cao Tông đã yêu mến [[Vũ Tắc Thiên| tài nhân]] của Đường Thái Tông. Sau khi Thái Tông hoàng đế qua đời, các cung nhân bị bức phải vào tu ở [[chùa Cảm Nghiệp]]. Khi Cao Tông đến thăm chùa, thấy Tài nhân thì tình xưa trỗi dậy, có ý rước về. [[Vương hoàng hậu (Đường Cao Tông)|Vương hoàng hậu]] trong cung ghen ghét [[Tiêu thục phi (Đường Cao Tông)|Tiêu thục phi]], muốn mượn tay thị giành lấy sự sủng ái của Thục phi, bèn bảo thị để tóc dài, sau đó xin Cao Tông cho rước về cung. Cao Tông vốn đã sẵn có ý muốn này, nên chuẩn y.
 
Tài nhân vốn gian manh xảo quyệt; từ khi vào cung ra sức lấy lòng Cao Tông và Vương hoàng hậu<ref name="Tư trị thông giám, quyển 199"/>. Cao Tông cũng hết mực sủng ái bà ta, do thế mà Tiêu thục phi thất sủng, nhiều lần nói xấu thị trước mặt Cao Tông, nhưng ông không nghe mà còn xa lánh Tiêu phi hơn nữa. Năm [[651]], thị được phong làm [[Chiêu nghi]], việc này trái với điển lệ vì thị vốn là cung tần của Tiên đế.
 
Dần đà, Chiêu nghi lấy luôn được lòng tin của Cao Tông, Vương hoàng hậu biết thị còn đáng sợ hơn cả Tiêu Thục phi, nên hối hận đã cho bà ta vào cung. Chiêu nghi cũng không còn tôn trọng Vương hoàng hậu nữa, lại nhiều lần mua chuộc người trong cung của Vương hoàng hậu và Tiêu thục phi để theo dõi động tĩnh. Hoàng hậu và Thục phi tố cáo với Cao Tông, nhưng ông không còn tin lời họ nữa.
 
[[Tháng 1]] năm [[654]], Chiêu nghi sinh ra 1 tiểu hoàng nữ, nên vô cùng buồn bực, mặc dù tiểu hoàng nữ này rất được Cao Tông yêu quý. Vương hoàng hậu một lần tới thăm hoàng nữ, sau khi ra về, Chiêu nghi bí mật đóng hết cửa rèm lại, không cho thông khí từ ngoài vào, rồi tự tay bóp mũi giết chết hoàng nữ. Khi Cao Tông đến thăm, Chiêu nghi và tả hữu nói dối rằng việc này là do Hoàng hậu làm ra<ref name="Tư trị thông giám, quyển 199"/><ref>[[Cựu Đường thư]], quyển 6, Bản kỉ 6</ref>. Cao Tông giận, nói: ''"Hoàng hậu giết con ta rồi"''.
 
Chiêu nghi lại giả vờ khóc lóc thảm thương cho Cao Tông động lòng, còn Vương hoàng hậu không còn cách nào để tự biện minh. Từ đó, Cao Tông nảy ý phế Hậu, muốn [[Trưởng Tôn Vô Kị]] đề xướng việc này ra, mẹ của Chiêu nghi là Dương phu nhân cùng Lễ bộ thượng thư [[Hứa Kính Tông]] cũng ra sức thuyết phục nhưng Vô Kị cũng không chịu.
 
Năm [[655]], Chiêu nghi tố cáo Ngụy quốc phu nhân Liễu thị (mẹ của Vương hoàng hậu) cùng Hoàng hậu dùng bùa phép hãm hại mình, từ đó Liễu thị không được vào cung nữa. Trong lúc đó, Trung thư xá nhân [[Lý Nghĩa Phủ]] vốn bị [[Trưởng Tôn Vô Kị]] ghét và biếm chức, nhân đó dâng sớ xin phế Hậu lên Cao Tông. Cao Tông vui mừng, triệu Phủ vào cung, cho phục chức. Trường An Lệnh [[Bùi Hành Kiệm]] cùng Trưởng Tôn Vô Kị và [[Chử Toại Lương]] đều lên tiếng can ngăn Cao Tông. Cao Tông không hài lòng, triệu [[Lý Tích]] hỏi ý. Tích nói: ''"Đó là gia sự của Bệ hạ, không cần hỏi đến ngoại thần"''.<ref>[[Cựu Đường thư]], quyển 67, liệt truyện quyển 17</ref><ref name="Tư trị thông giám, quyển 200">[[Tư trị thông giám]], quyển 200</ref>
 
Sau đó, Vương Hoàng hậu và Tiêu Thục phi mưu hại Chiêu nghi. Đầu năm [[655]], Cao Tông chính thức tuyên chiếu, phế Vương hậu và Tiêu phi làm thứ nhân, đày gia tộc đến Lĩnh Nam rồi lập thị làm Hoàng hậu<ref>[[Cựu Đường thư]], quyển 6, bản kỉ quyển 6</ref>. Tiêu thục phi và Vương hoàng hậu bị giam ở biệt viện, Cao Tông chưa dứt hẳn tình, nhiều lần đến thăm. Tiêu thục phi nhân đó khóc lóc xin Cao Tông thương tình. hoàng hậu tức giận, sai chặt hết tay chân hai người, đem đi ngâm giấm.<ref name="ReferenceA"/>
 
Sau khi thay ngôi Hoàng hậu, đại thần [[Hứa Kính Tông]] cũng dâng biểu xin Cao Tông cũng thay luôn ngôi [[Hoàng thái tử]]. Cao Tông bèn bảo [[Lý Trung]] tự mình nhường ngôi Thái tử, Lý Trung bất đắc dĩ phải nghe theo.
 
[[Tháng 2]] năm [[656]], Cao Tông phong cho Đại vương [[Lý Hoằng]], con trai trưởng của hoàng hậu làm [[Hoàng thái tử]], giáng Thái tử Lý Trung làm '''Lương vương''' (梁王), đày làm [[Đô đốc]] [[Lương châu]]. Cha của hoàng hậu là [[Vũ Sĩ Hoạch|Võ Sĩ Hoạch]] được truy phong [[Tư đồ]], tước ''Chu Định công'' (周定公). Cùng năm, Đường Cao Tông đổi niên hiệu thành '''Hiển Khánh''' (显庆), kết thúc sáu năm của Vĩnh Huy trị vì.
 
== Thời đại Hiển Khánh ==
Dòng 121:
 
=== Lưu đày cựu thần ===
Sau vụ đổi ngôi Hoàng hậu, [[Chử Toại Lương]] bị Cao Tông biếm làm Đô đốc Đàm châu<ref>[[Cựu Đường thư]], quyển 80, liệt truyện quyển 30</ref>. Toại Lương nhờ Hàn Viện dâng thư giải oan lên Cao Tông. Cao Tông tỏ ra thông cảm, nhưng vẫn biếm Toại Lương ra Đàm Châu. Năm sau, Toại Lương bị phe cánh của hoàng hậu hãm hại, lại bị biếm đến Quế châu rồi Ái châu, cuối cùng uất ức mà chết vào tháng 10 ÂL năm [[658]]. Đại thần Hàn Viện cũng bị phe cánh của hậu tố cáo làm việc trái phép, bị biếm làm Thứ sử Ái châu.
 
[[Vũ Tắc Thiên| hoàng hậu]] tiếp tục trả thù những người không ủng hộ mình trước kia. Phe cánh của bà ta là [[Lý Nghĩa Phủ]], [[Hứa Kính Tông]] nắm đại quyền trong triều, [[Trưởng Tôn Vô Kị]] ngày càng mất uy tín. hoàng hậu sai Hứa Kính Tông tìm cớ hãm hại ông ta.
 
Năm [[659]], có người tố cáo hai viên quan là [[Vi Quý Phương]] và [[Lý Sào]] mưu làm việc trái phép, Đường Cao Tông giao cho [[Hứa Kính Tông]] điều tra. Kính Tông dụ dỗ Quý Phương khai rằng Triệu Quốc công (tức Vô Kị) có thông đồng với mình. Cao Tông bất ngờ về việc này, nhưng lại sai Kính Tông đưa Vô Kị ra tra xét. Sau đó, ông hạ lệnh bãi bỏ phong ấp và chức Thái úy của Trưởng Tôn Vô Kị, giáng làm Dương Châu đô đốc, đày đến Kiềm Châu<ref>Quý Châu, Trung Quốc ngày nay</ref>. Hứa Kính Tông nhân đó tố cáo Chử Toại Lương cùng Hàn Viện, Liễu Thích, Viện và Thích bị bãi chức, Chử Toại Lương tuy đã chết cũng bị trừ quan tước. [[Trưởng Tôn Vô Kị]] cũng bị bức tử trong năm đó<ref name="ReferenceB"/>.
Dòng 137:
== Thời đại Long Sóc - Lân Đức ==
=== Bình định Bì Túc Độc ===
[[Tháng 10]] năm [[660]], Đường Cao Tông bị bệnh đau đầu, không thể coi triều, mọi việc đều do hoàng hậu quyết đoán<ref name="Tư trị thông giám, quyển 200"/>.
 
Tù trưởng Hồi Hột là Bà Nhuận, vốn tuân phục [[nhà Đường]] vừa chết, cháu là Bỉ Túc Độc nối ngôi, liên kết với các tộc Đồng La, Bộc Cố xâm phạm vào biên giới nhà Đường. Đường Cao Tông sai Trịnh Nhân Thái cùng [[Lưu Thẩm Lễ]], [[Tiết Nhân Quý]], [[Tiêu Tự Nghiệp]] thảo phạt Bì Túc Độc. Ban đầu, quân Đường chiến thắng nhiều trận, nhưng sau đó hết lương, thời tiết xấu phải rút về.
Dòng 145:
Tháng 10 năm 662, Đường Cao Tông đến Ly Sơn du ngoạn, để thái tử Lý Hoằng giám quốc. Ít lâu sau ông về Trường An.
 
Bấy giờ Lý Nghĩa Phủ được hậu tin tưởng, nắm quyền trong triều. Năm [[663]], có người tố cáo Nghĩa Phủ mưu phản. Cao Tông sai giam vào ngục, sau đó đày đến Đình châu.
 
=== Tình hình phía Tây và phía Đông ===
Dòng 155:
 
=== Ý định Phế hậu ===
Lúc này quyền lực của [[Vũ Tắc Thiên| hoàng hậu]] trong triều đã rất lớn mạnh. Đạo sĩ [[Quách Hành Chân]] ra vào cấm trung, nhiều lần dùng tà thuật bị phát giác. Năm [[664]], Cao Tông biết việc này là do hoàng hậu chủ mưu nên rất tức giận, triệu đại thần [[Thượng Quan Nghi]] vào cung. Nghi tâu rằng hoàng hậu chuyên quyền, không giữ đạo làm vợ, cần phải phế đi. Cao Tông chấp thuận, lệnh cho Nghi tìm cơ hội mà ra tay.
 
Tả hữu của ông đem việc này tố cáo với hoàng hậu. hoàng hậu bèn đến chỗ Lý Trị kêu oan. Ông không biết trả lời ra sao, bèn đổ hết mọi chuyện cho Thượng Quan Nghi. Tháng 12 năm đó, Mị Nương sai [[Hứa Kính Tông]] tố cáo Thượng Quan Nghi và thái tử cũ Lý Trung phản nghịch, bắt Nghi hạ ngục rồi ban rượu độc cho [[Lý Trung]]. Sang đầu năm [[665]], Thượng Quan Nghi bị chém đầu. Tuy nhiên, sau này hậu trọng dụng cháu của Nghi là [[Thượng Quan Uyển Nhi]]<ref name="ReferenceA"/>.
 
Cũng từ năm [[665]], mỗi khi Cao Tông lên triều nghe chính, [[Vũ Tắc Thiên| hoàng hậu]] đều đứng sau rèm để cùng nghe việc, và hầu hết việc trong triều đều do hậu quyết đoán. Cao Tông và hậu được gọi là ''Nhị thánh lâm triều''.
 
== Thời đại Càn Phong - Tổng Chương - Hàm Hanh ==
=== Phong thiền ===
[[Tháng 10]] năm [[665]], [[Vũ Tắc Thiên| hoàng hậu]] dâng biểu xin Cao Tông thực hiện phong thiền (tế trời). Cao Tông đồng ý, sau đó đích thân rời Trường An đến Lạc Dương để chuẩn bị. Sang ngày 10 tháng 2 năm [[666]] (cũng là Tết Âm lịch), ông lên Thái Sơn, chính thức tiến hành nghi lễ. Cao Tông đăng đàn đầu tiên, tiếp theo là hoàng hậu. Sang ngày [[12 tháng 2]] năm 666, nghi lễ mới hoàn thành.<ref name="Tư trị thông giám, quyển 201"/>
 
Sau nghi lễ phong thiền, Đường Cao Tông đổi niên hiệu từ Lân Đức thành Tổng Chương (668 - 670) và ra lệnh đại xá trong toàn quốc, trừ những người bị lưu đày dài hạn. Ông cũng đồng loạt thăng chức cho tất cả quan lại triều đình. Lý Nghĩa Phủ vốn bị tội trước đây, nghĩ sẽ được đại xá trong lần này, khi nghe tin đó thì uất ức mà chết. Cùng dịp đó, ông tôn phong [[Khổng Tử]] làm Thái sử, Thái Thượng lão quân làm Thái thượng huyền nguyên hoàng đế.
Dòng 172:
[[Tháng 6]] năm [[666]], Đại li chi (thừa tướng nước [[Cao Câu Ly]]) là [[Uyên Cái Tô Văn]] chết, con trai trưởng là Uyên Nam Sinh bị hai em là Nam Kiến, Nam Sản thảo phạt, Nam Sinh bỏ trốn, sai người sang [[nhà Đường]] cầu cứu. Đường Cao Tông sai [[Khế Bật Hà Lực]] làm Liêu Đông đạo an phủ đại sứ, cùng Bàng Đồng Thiện, Cao Khản cùng nhau mượn danh nghĩa cứu Nam Sinh, thực chất là xâm lược Cao Câu Ly.
 
Chị của hoàng hậu là Hàn quốc phu nhân cùng con gái thường vào trong cung, được Cao Tông sủng ái, muốn giữ lại luôn. Khi Hàn Quốc phu nhân mất, Cao Tông phong cho con gái bà ta làm Ngụy quốc phu nhân, muốn phong làm hậu phi. [[Vũ hoàng hậu|Võ hoàng hậu]] ghen ghét, bèn đầu độc Ngụy quốc phu nhân rồi đổ tội cho em là [[Vũ Hoài Vận|Võ Hoài Vận]] và anh họ là Duy Lương, cho giết hai người.
 
Sang đầu năm [[667]], Đường Cao Tông lại cử [[Lý Tích]] ra quân tiếp viện cho chiến trường Cao Câu Ly<ref>[[Tân Đường thư]], quyển 93, liệt truyện quyển 18</ref>. Mùa thu cùng năm, Lý Tích vượt sông Liêu, chiếm Tân Thành<ref>Nay thuộc Phủ Thuận, Liêu Ninh, Trung Quốc</ref> rồi hạ được 16 thành. [[Tiết Nhân Quý]] đại phá quân Cao Câu Ly, hợp quân với Uyên Nam Sinh. Năm [[668]], quân Đường tiến vào Bình Nhưỡng, vua Cao Câu Ly là [[Bảo Tạng Vương]] đầu hàng, Cao Câu Ly diệt vong. Tại đất Cao Câu Ly, Đường Cao Tông bắt nhiều người dân chuyển sang sống ở Trung Quốc, chia đất đã chiếm cho Tân La. Tân La thống nhất bán đảo Triều Tiên. Tại những vùng đất đã chiếm, Cao Tông lập ra An Đông Đô hộ phủ, cử [[Tiết Nhân Quý]] làm An Đông đô hộ<ref>[[Tân Đường thư]], quyển 220, liệt truyện quyển 145</ref><ref>[[Cựu Đường thư]], quyển 199, liệt truyện quyển 149</ref>.
Dòng 189:
* Tuyên Giản công [[Lý Hi]] (宣简公李熙) làm '''Hiến Tổ Tuyên Hoàng đế''' (獻祖宣皇帝), phu nhân Trương thị là '''Tuyên Hiến hoàng hậu''' (宣獻皇后).
* Ý vương [[Lý Thiên Tích]] (懿王李天錫) làm '''Ý Tổ Quang hoàng đế''' (懿祖光皇帝), phu nhân Giả thị là '''Quang Ý hoàng hậu''' (光懿皇后).
* Truy tôn [[Đường Cao Tổ]] làm '''Thần Nghiêu hoàng đế''' (神尧皇帝), Đường Thái Tông làm '''Văn Thánh hoàng đế''' (文武聖皇帝), [[Trưởng Tôn hoàng hậu]] làm '''Văn Đức Thuận Thánh hoàng hậu''' (文德顺圣皇后).
 
Cao Tông cũng tự xưng là '''Thiên hoàng''' (天皇) thay vì [[Thiên tử]], [[Vũ Tắc Thiên| hoàng hậu]] làm '''Thiên hậu''' (天后)<ref name="quyển 202">[[Tư trị thông giám]], [https://zh.wikisource.org/wiki/%E8%B3%87%E6%B2%BB%E9%80%9A%E9%91%91/%E5%8D%B7202 quyển 202]</ref>, đồng thời đại xá thiên hạ, đổi niên hiệu là '''Thượng Nguyên''' (上元).
 
[[Tháng 9]] năm đó, Thiên hoàng phục hồi quan tước cho gia tộc Trưởng Tôn, lấy cháu Trưởng Tôn Vô Kị là Dực kế tước ''Triệu quốc công''.
Dòng 208:
Năm [[677]], Cao Tông phong [[Cao Tạng]], vua cũ của Cao Câu Ly, làm Triều Tiên vương và đưa về nước nhằm lợi dụng ông ta khống chế các thế lực phản loạn ở Cao Câu Ly. Sau đó lại đổi phủ đô hộ An Đông về Tân Thành, đồng thời đưa Phù Dư Long về cai trị Bách Tế. Nhưng Cao Tạng khi về nước lại có ý khôi phục quốc gia, đã tập hợp nhiều quân sĩ và khí giới. Tuy nhiên kế hoạch thất bại, năm [[680]], quân Đường đánh bại quân của Cao tạng, đày ông ta đến Ba Thục<ref>Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc hiện nay</ref>.
 
Trong khi đó quân Thổ Phiên tiếp tục xâm lấn vùng biên cương với nhà Đường, bắt tướng trấn giữ Đỗ Hiếu Thăng và ép Hiếu Thăng viết thư cho Đô đốc Tùng châu Cư Tịch cũng đầu hàng. Hiếu Thăng không nghe, bỏ trốn về và giữ được Phù châu. Thiên hoàng phong ông ta làm Du Kích tướng quân.
 
Năm [[678]], theo gợi ý của [[Lưu Nhân Quỹ]], Thiên hoàng phong Lý Kính Huyền đến trấn giữ phía tây đề phòng Thổ Phiên xâm lược<ref>Nhân Quỹ vốn ghét Kính Huyền nên đề cử ông ta mặc dù biết ông ta không có tài cầm quân</ref>. Tháng 9 ÂL năm [[678]], thiên hoàng muốn xuất quân thảo phạt Tân La, lão thần [[Trương Văn Quán]] tuy có bệnh nặng cũng cố đến gặp để khuyên can. Thiên hoàng đồng ý.<ref>Mấy ngày sau thì Văn Quán qua đời</ref>. Cũng trong tháng đó, Lý Kính Huyền suất 180000 quân giao chiến với Thổ Phiên ở Thanh Hải, nhưng bị quân Thổ Phiên đánh cho tan tác, Kính Huyền bỏ chạy về Thiện châu. Biết Thổ Phiên là mối đe dọa, Đường Cao Tông từng nhiều lần muốn bàn ra một đối sách lâu dài: hoặc hòa thân, hoặc đem đại quân giao chiến, hoặc tăng cường phòng thủ, nhưng cuối cùng không đi đến quyết định nào.
Dòng 247:
[[Tháng 12]] năm [[683]], Đường Cao Tông lâm bệnh nặng ở [[Lạc Dương]], bèn triệu Hoàng thái tử [[Lý Hiển]] từ [[Trường An]] về Lạc Dương, trao di chiếu và giao cho đại thần [[Bùi Viêm]] phụ chính. Ngày [[27 tháng 12]] năm [[683]], Đường Cao Tông băng hà ở [[điện Trinh Quan]], [[Lạc Dương]], hưởng thọ 56 tuổi<ref name="quyển 203"/><ref>[[Cựu Đường thư]], quyển 7, bản kỉ 7</ref>.
 
Thái tử [[Lý Hiển]] nối ngôi, tức là [[Đường Trung Tông]]. [[Vũ Tắc Thiên| hoàng hậu]] trở thành [[Hoàng thái hậu]], nắm toàn bộ quyền lực trong triều. Bảy năm sau, bà ta cướp ngôi [[nhà Đường]], lập ra [[nhà Vũ Chu|nhà Võ Chu]].
 
Thi hài của Cao Tông được an táng ở [[Càn lăng]], [[thụy hiệu]] đầy đủ là '''Thiên Hoàng Đại Thánh Đại Hoằng Hiếu hoàng đế''' (天皇大圣大弘孝皇帝).
Dòng 272:
* Hậu phi:
# [[Vương hoàng hậu (Đường Cao Tông)|Phế hoàng hậu Vương thị]] (王皇后; ? - 655), người [[Tịnh châu]], xuất thân từ sĩ tộc [[Thái Nguyên Vương thị]] (太原王氏), thân phụ là [[Vương Nhân Hữu]] (王仁佑), mẹ là Liễu phu nhân, có em trai là Trung thư lệnh [[Liễu Thích]] (柳奭).
# [[Vũ Tắc Thiên|Tắc Thiên Thuận Thánh hoàng hậu]] thị (則天順聖皇后武氏, 625 - 705), tên gọi '' Chiếu'' (武曌), thường gọi là '' Mị Nương'' (武媚娘). Người Văn Thủy, [[Tinh châu]], cha là [[Vũ Sĩ Hoạch|Võ Sĩ Hoạch]] (武士彠), mẹ là Dương phu nhân xuất thân từ hoàng tộc [[nhà Tùy]]. Sinh ra [[An Định công chúa]], [[Lý Hoằng|Đường Nghĩa Tông]] Lý Hoằng, [[Chương Hoài thái tử]] Lý Hiền, [[Đường Trung Tông]] Lý Hiển, [[Đường Duệ Tông]] Lý Đán và [[Thái Bình công chúa]].
# [[Tiêu thục phi (Đường Cao Tông)|Phế thục phi Tiêu thị]] (蕭淑妃; ? - 655), xuất thân từ sĩ tộc [[Lan Lăng Tiêu thị]] (兰陵萧氏). Sinh ra Hứa vương [[Lý Tố Tiết]], [[Nghĩa Dương công chúa]] và [[Cao An công chúa]].
# [[Từ tiệp dư]] (徐婕妤), con gái [[Từ Hiếu Đức]] (徐孝德), em gái [[Từ Huệ|Từ Hiền phi]] (徐賢妃) của Đường Thái Tông. Đường thời so sánh bà với [[Ban tiệp dư]] [[nhà Hán]], văn chương nổi tiếng. Cô của [[Từ Kiên]] (徐坚), là ''Thập bát học sĩ'' (十八学士) đời [[Đường Huyền Tông]].
# [[Vũ Thuận|Hàn quốc phu nhân]] thị (韩国夫人武氏), tên là '' Thuận'' (武顺), tự là ''Mỗ Tắc'' (某则), chị gái hoàng hậu. Bà ban đầu hạ giá [[Hạ Lan An Thạch]] (賀蘭安石), sinh ra [[Hạ Lan Mẫn Chi]] (賀蘭敏之) và Ngụy Quốc phu nhân Hạ Lan thị. Sau khi Việt Thạch mất, bà do là chị hậu, vào cung thường xuyên và thông dâm với Cao Tông. Khi chết, truy tặng ''Trịnh quốc phu nhân'' (郑国夫人). Có thuyết cho rằng, bà này sinh ra Chương Hoài thái tử [[Lý Hiền]]<ref>[http://www.guoxue.com/shibu/24shi/newtangsu/xts_094.htm Tân Đường thư liệt truyện: Đệ lục tam tông chư tử]</ref>.
# [[Hạ Lan Mẫn Nguyệt|Ngụy quốc phu nhân]] Hạ Lan thị (魏国夫人賀蘭氏), húy ''Mẫn Nguyệt'' (敏月), là con gái Hàn Quốc phu nhân và Hạ Lan An Thạch, cháu gái hoàng hậu và là em gái Hạ Lan Mẫn Chi. Nàng cùng mẹ hay ra vào cung cấm, khi Hàn Quốc phu nhân chết, nàng trở thành sủng phi mới của Cao Tông. Sau bị hoàng hậu đầu độc<ref>[http://www.guoxue.com/shibu/24shi/newtangsu/xts_089.htm Tân Đường thư liệt truyện: Đệ nhất hậu phi thượng]</ref>.
# Lưu cung nhân (刘宫人).
# Trịnh cung nhân (郑宫人).
Dòng 283:
=== Hậu duệ ===
==== Hoàng tử ====
# [[Lý Trung (nhà Đường)|Lý Trung]] [李忠, 644 - 665], mẹ là Lưu cung nhân. Năm [[648]], được Đường Thái Tông phong làm ''Trần vương'' (陳王), năm [[651]] được lập làm [[Thái tử]]. Sau khi hoàng hậu tức vị, Lý Trung bị phế ngôi, giáng làm ''Lương vương'' (梁王). Năm [[660]], bị phế làm thứ nhân. Năm [[665]] bị bức tử, sau truy phong là ''Yên vương'' (燕王).
# [[Lý Hiếu]] [李孝, 640 - 664], mẹ là Trịnh cung nhân. Năm [[649]], được phong làm ''Hứa vương'' (原王). Thụy là ''Hứa Điệu vương'' (原悼王).
# [[Lý Thượng Kim]] [李上金, 645 - 690], mẹ là Dương cung nhân. Năm [[649]], được phong làm ''Kỉ vương'' (杞王), năm [[684]] đổi phong ''Tất vương'' (畢王). Tự tử vì lo sợ vào năm [[690]], thụy là ''Trạch vương'' (澤王).
# [[Lý Tố Tiết]] [李素節, 646 - 690], mẹ là Tiêu thục phi. Năm [[650]] được phong làm ''Ung vương'' (雍王), sang [[656]] đổi làm ''Tuân vương'' (郇王). Năm [[676]], giáng làm ''Bà Dương quận vương'' (鄱阳郡王), sang năm [[681]] thăng làm ''Cát vương'' (葛王). Năm [[684]], đổi làm ''Hứa vương'' (许王), giữ chức [[Long Châu]] [[thứ sử]]. Năm [[690]] bị hậu bức tử, táng theo lễ của thứ nhân. Sang thời [[Đường Trung Tông]] được truy tặng làm ''Hứa vương'' (許王).
# [[Lý Hoằng]] [李弘, 652 - 676], mẹ là hoàng hậu. Năm [[652]] được phong làm Đại vương, năm [[656]] được lập làm Thái tử. Năm [[676]] qua đời, được Cao Tông truy tặng là '''Hiếu Kính hoàng đế''' (孝敬皇帝), miếu hiệu [[Nghĩa Tông]] (義宗).
# [[Lý Hiền (Đường)|Lý Hiền]] [李賢, 653 - 684], mẹ là hoàng hậu, có thuyết lại cho rằng là Hàn Quốc phu nhân thị, chị ruột của hoàng hậu. Năm [[655]] được phong ''Lộ vương'' (潞王), năm [[662]] đổi làm ''Phái vương'' (沛王), năm [[672]] lại đổi làm ''Ung vương'' (雍王). Năm [[676]], được lập làm Thái tử thay cho Lý Hoằng, sau đó bị phế, đày đến [[Ba Thục]]. Năm [[684]] bị mẹ bức tử<ref>[[Cựu Đường thư]], [https://zh.wikisource.org/wiki/舊唐書/卷86 quyển 86]</ref>, truy tặng ''Chương Hoài thái tử'' (章懷太子).
# [[Đường Trung Tông]] Lý Hiển [李顯], mẹ là hoàng hậu.
# [[Đường Duệ Tông]] Lý Đán [李旦], mẹ là hoàng hậu.
 
==== Hoàng nữ ====
Đường Cao Tông có 4 con gái<ref>[http://guoxue.baidu.com/page/d0c2ccc6cae9/95.html Tân Đường thư: chư đế công chúa liệt truyện]</ref>:
# [[Tiêu thục phi (Đường Cao Tông)#Hậu duệ|Kim Thành Trưởng công chúa]] (金城长公主, ? - 691), có tên là ''Lý Hạ Ngọc'' (李下玉), mẹ là Tiêu thục phi, sơ phong ''Nghĩa Dương công chúa'' (义阳公主), hạ giá lấy [[Quyền Nghị]] (权毅). Năm [[691]], Quyền Nghị cùng đại thần tham gia lật đổ hậu, bị giết, công chúa đau lòng mà chết theo.
# [[Tiêu thục phi (Đường Cao Tông)#Hậu duệ|Cao An công chúa]] (高安公主, 649 - 714), mẹ là Tiêu thục phi, ban đầu phong là ''Tuyên Thành công chúa'' (宣城公主), hạ giá lấy [[Vương Úc]] (王勖). Năm [[691]], Vương Úc, Quyền Nghị cùng đại thần tham gia lật đổ hậu, bị giết, công chúa bị hậu giam cầm lại trong cung. Đời [[Đường Duệ Tông]] Lý Đản cải phong làm ''Cao An công chúa'', lập phủ riêng và thưởng hơn nghìn hộ thực ấp. Qua đời vào đời [[Đường Huyền Tông]] Lý Long Cơ, là đứa con [[thọ]] nhất trong 12 người con của Đường Cao Tông.
# [[Vũ Tắc Thiên#Gia đình|An Định công chúa]] (安定公主, 654), mẹ là hoàng hậu, đột tử do nghẹt thở trong phòng kín.
# [[Thái Bình công chúa]] (太平公主, ? - 713), có tên là ''Lý Lệnh Nguyệt'' (李令月), mẹ là hoàng hậu, hạ giá lấy [[Tiết Thiệu]] (薛绍), sau lấy [[Vũ Du Kị|Võ Du Kị]] (武攸暨). Là vị Công chúa quyền thế và nổi tiếng nhất nhà Đường, tham gia chính biến lật đổ mẹ mình là hậu, nắm giữ quyền lực rất lớn dưới thời 2 người anh trai là [[Đường Trung Tông]] và [[Đường Duệ Tông]]. Vào cuối đời, tranh chấp và thất bại, bị cháu ruột là [[Đường Huyền Tông]] bức chết.
 
== Chú thích ==