Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thanh Thủy, Vị Xuyên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 62:
==Liên kết ngoài==
{{sơ khai Hành chính Việt Nam}}
LỊCH SỬ
Thanh Thủy là một xã nằm ở phía Bắc của huyện Vị Xuyên, cách trung tâm huyện lỵ 41 km, cách trung tâm tỉnh lỵ 20 km. Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, phía Nam giáp xã Phương Tiến, phía Tây giáp xã Thanh Đức và xã Xín Chải, phía Đông giáp xã Minh Tân và xã Phong Quang; Thanh Thủy là xã vùng sâu vùng xa, biên giới, là điểm cuối của Quốc lộ 2, tháng 2/2014 cửa khẩu Thanh Thủy được nâng cấp lên Cửa khẩu Quốc tế trên cơ sở ban đầu là một cửa khẩu Quốc gia, giao thương hàng hóa với nước bạn Trung Quốc vì vậy xã có nhiều tiềm năng về kinh tế (nông, lâm nghiệp, dịch vụ). Với tổng diện tích tự nhiên của xã là 5.244,63ha.{{Danh sách xã, thị trấn thuộc huyện Vị Xuyên}}
 
'''1/ Sự ra đời của Chi bộ Đảng xã Thanh Thủy'''
 
Cuối năm 1945 xã Thanh Thủy được thành lập (bao gồm các xã Thanh Đức, Xín Chải hiện nay), có Ủy Ban hành chính kháng chiến lâm thời do Việt Minh cử: Ông Phàn Vần Síu (người Dao) làm Chủ tịch, ông Lý Sào Tráng (người Nùng) làm Phó Chủ tịch, một người làm thư ký.
 
Sau sự kiện bạo loạn của bọn phản cách mạng theo Quốc Dân Đảng (1947-1948) chính quyền cách mạng được củng cố, ông Lý Sào Tráng đảng viên Đảng Lao Động Việt Nam được cử làm Chủ tịch Ủy ban hành chính kháng chiến, dần dần Thanh Thủy có tổ chức Đảng lãnh đạo, các đoàn thể quần chúng nhân dân hình thành và được củng cố đã lãnh đạo và hướng dẫn nhân dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới, một lòng một dạ theo cách mạng, ủng hộ kháng chiến, ủng hộ chiến dịch Điện Biên Phủ.
 
Năm 1947 xã Thanh Thủy gồm có 3 Đảng viên chính thức gồm: Đồng chí Nguyễn Văn Phòng, đồng chí Nguyễn Văn Trúc, đồng chí Lý Sào Tráng sinh hoạt tại chi bộ Cầu Châu - xã An Cư (nay là Thành phố Hà Giang).
 
Trước yêu cầu, nhiệm vụ lãnh chỉ đạo trong tình hình mới, tháng 3 năm 1955 chi bộ đảng xã Thanh Thủy được thành lập, chi bộ có 03 đảng viên được chuyển sinh hoạt từ chi bộ Cầu Châu về để thành lập chi bộ riêng; đồng chí Nguyễn Văn Phòng làm Bí thư, đồng chí Lý Sào Tráng làm Phó Bí thư kiêm Chủ tịch Ủy ban hành chính xã. Nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo của chi bộ thời kỳ này là vận động nhân dân tăng gia sản xuất, cứu đói; khai hoang phục hóa diện tích đất nông nghiệp; củng cố lực lượng dân quân phối hợp với các lực lượng bảo vệ bên giới.
 
Sự kiện Chi bộ Đảng xã Thanh Thủy ra đời là một bước ngoặt lịch sử quan trọng, đánh dấu một bước phát triển mới của phong trào cách mạng trong xã dưới sự lãnh đạo trực tiếp của chi bộ Đảng. Ngay sau khi được thành lập, Chi bộ đã nhanh chóng tập chung chỉ đạo bộ máy chính quyền, các đoàn thể và lực lượng dân quân du kích, phân công từng đồng chí Đảng viên và cán bộ xuống các thôn bản tuyên truyền, vận động nhân dân; giác ngộ quần chúng thực hiện đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước phù hợp với tình hình, đặc điểm của địa phương. Do thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động, nên tư tưởng của người dân thông suốt; đã thu hút được đông đảo nhân dân các dân tộc trong toàn xã tích cực tham gia phát triển sản xuất nâng cao cuộc sống, bảo vệ an ninh, hưởng ứng xây dựng phong trào cách mạng; uy tín của Đảng ngày càng được nâng cao trong quần chúng và trở thành niềm tin của các dân tộc, thúc đẩy mọi người thực hiện tốt nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới.
 
Cuối năm 1946, quan hệ giữa ta và Pháp hết sức căng thẳng, thực dân Pháp âm mưu cướp nước ta một lần nữa. Ngày 20 tháng 11 năm 1946 thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Hải Phòng, thị xã Lạng Sơn, tiếp đó chúng cho quân đổ bộ lên cảng Đà Nẵng. Tại Hà Nội, Pháp luôn khiêu khích và gây ra nhiều vụ đổ máu.
 
Trước những hành động gây chiến ngày càng trắng trợn của quân Pháp, ngày 17/12/1946 Thường vụ TW Đảng quyết định phát động cả nước kháng chiến và đề ra những vấn đề cơ bản của đường lối kháng chiến. Đêm 19 tháng 12 năm 1946 cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Sáng ngày 20 tháng 12 năm 1946, lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh được truyền khắp cả nước. “chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên. Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc”.
 
Ngày 22 tháng 12 năm 1946 TW Đảng ra chỉ thị “toàn dân kháng chiến”. Chỉ thị đã nêu rõ mục đích cuộc kháng chiến là giành độc lập và thống nhất tổ quốc. Đường lối chỉ đạo toàn bộ cuộc kháng chiến là toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh.
 
Theo tiếng gọi thiêng liêng của hồ Chủ Tịch và thực hiện chỉ thị của ban thường vụ TW Đảng, cả dân tộc Việt Nam đã đoàn kết một lòng, đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp.
 
Ngày 22 tháng 12 năm 1946 Trung ương Đảng ra chỉ thị “toàn dân kháng chiến”. Chỉ thị đã nêu rõ mục đích cuộc kháng chiến là giành độc lập và thống nhất tổ quốc. Đường lối chỉ đạo toàn bộ cuộc kháng chiến là toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh. Theo tiếng gọi thiêng liêng của Hồ Chủ tịch và thực hiện chỉ thị của Ban Thường vụ Trung ương Đảng, cả dân tộc Việt Nam đã đoàn kết một lòng, đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp.
 
Ngày 16/01/1947 Chủ Tịch Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào cả nước “Tiễu thổ kháng chiến”. Thực hiện lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo các xã, thị trấn, thị xã phải triệt để tản cư. Trong thời gian này, nhân dân các dân tộc xã Thanh Thủy đã đóng góp hàng trăm ngày công tham gia phá bỏ cầu cống, dựng chướng ngại vật trên trục quốc lộ số 2 và những nơi hiểm yếu để ngăn chặn hướng tấn công của địch.
 
Hưởng ứng lời kêu gọi toàn dân kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân xã Thanh Thủy đã tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp với ý chí sắt đá "Thà hy sinh tất cả chức không chịu làm nô lệ".  Đầu năm 1948 vùng trống biên giới duy nhất thực dân Pháp chưa chiếm được chính là Đồng Văn và Vị Xuyên, hòng bịt nốt "đoạn thủng" này, quân Pháp từ Hoàng Su Phì đánh ra Yên Bình (Bắc Quang) hướng khác vượt Tây Côn Lĩnh đánh ra Thanh Thủy, Lao Chải (Vị Xuyên) nhằm cắt đứt quốc lộ 2, bao vây tỉnh lỵ Hà Giang từ hai hướng.
 
Ngày 10 tháng 4 năm 1948 địch vượt Tây Côn Lĩnh đánh chiếm Lao Chải và Thanh Thủy (huyện Vị Xuyên). Tại đây ông Chủ tịch Nậm Lạn là Bàn Văn Sửu đã lôi kéo dân quân làm phản chống lại cách mạng, chúng giết hại một số cán bộ, chiến sỹ bộ đội ta ở hai đồn Lao Chải, Thanh Thủy. Ngày 14 tháng 4 năm 1948 địch chiếm Lao Chải, Thanh Thủy (huyện Vị Xuyên), quân ta rút về chặn địch ở Bản Sửu (xã Phương Tiến) cách thị xã Hà Giang 11 km.
 
Sau hơn một tháng liên tục mở các cuộc tiến công chiếm đất, giành dân, buộc địch phải tạm ngừng tiến công vì khó khăn thiếu thốn về quân số, hậu cần. Chúng tập chung củng cố các vị trí đã chiếm được, lực lượng địch trên toàn mặt trận Bắc Quang, Hoàng Su Phì, Vị Xuyên có gần 2000 tên, thành phần chỉ huy phần đông là lính Pháp cũ (trong đó có 30 sỹ quan Pháp), đóng giữ trên 20 đồn bốt từ Thanh Thủy, Lao Chải (huyện Vị Xuyên) qua Hoàng Su Phì, Cốc Pài tới Khuôn Lùng, Yên Bình (Bắc Quang) tạo thành một vòng cung khống chế biên giới Việt - Trung đoạn qua hai huyện Hoàng Su Phì và Vị Xuyên, ủy hiếp tỉnh lỵ Hà Giang và quốc lộ 2.
 
Đối với các vùng do ta kiểm soát chúng câu kết với thổ phỉ giáp biên giới do Hạng Sào Chúng cầm đầu để đán phá, cướp bóc thường xuyên, thực dân Pháp dùng máy bay bắn phá tỉnh lỵ Hà Giang, thị trấn Bắc Quang, Vĩnh Tuy trên trục quốc lộ 2, Thanh Thủy trở thành chiến trường chính của Liên khu 10.
 
Xã Thanh Thủy tổ chức một trung đội du kích do ông Mùng Văn Quân làm chỉ huy, ở mỗi thôn tổ chức một trung đội dân quân, mỗi xóm, bản tổ chức một tiểu đội dân quân làm nhiệm vụ bảo vệ địa bàn. Ngày 17 tháng 4 năm 1948 ở khu vực Thanh Thủy, Lao Chải đại đội cảnh vệ do đồng chí Huyền Sơn chỉ huy phối hợp với dân quân du kích huyện Vị Xuyên đánh chiếm hai vị trí Nà Sát và Na Ray; một trung đội du kích đánh chiếm Làng Pinh (thôn Thanh Sơn), thừa thắng quân ta truy kích địch trên đường rút chạy về Thanh Thủy. Nhân lúc quân địch đang hoang mang, ngày 19 tháng 4 năm 1948 đại đội cảnh vệ chia làm hai mũi từ Nà Sát tiến vào tiêu diệt 2 lô cốt (1 ở trên đồi cao, 1 ở đầu thôn Giang Nam) rồi tiến vào giải phóng đồn Thanh Thủy. Phía bên kia sông Lô, một đại đội chủ lực Liên khu cùng tiến công đánh đuổi địch rút chạy khỏi đồn Thanh Thủy.
 
Ngày 06 tháng 5 năm 1948, bộ đội cảnh vệ tỉnh và chủ lực Liên khu đánh chiếm Cốc Nghè (xã Thanh Thủy); ngày 07 tháng 5 năm 1948 đánh chiếm Nậm Lạn. Ngày 09 tháng 5 năm 1948 lực lượng ta làm chủ vùng Nậm Lạn, địch chạy về Lao Chải cố thủ, một số chạy về Hoàng Su Phì, trong đó có cả sỹ quan Pháp. Nhân dân các xã Phương Tiến, Phương độ cùng dân quân du kích xã vác đạn, nấu cơm từ làng Pinh (thôn Thanh Sơn, xã Thanh Thủy) đem đến tận chiến hào Lao Chải phục vụ  bộ đội đánh giặc. Sau hơn một tháng liên tục mở các cuộc phản công ta đã chặn được thế tiến công ào ạt của địch, giành lại thế chủ động, tạo ra khả năng giành thắng lợi sau này. Dân quân du kích có tinh thần chiến đấu rất cao, từ chỗ chỉ làm nhiệm vụ tuần tra canh gác, bảo vệ Đảng, Chính quyền, giữ gìn trật tự trị an, nay trực tiếp đối đầu với địch, nhiều đơn vị độc lập tác chiến thắng lợi như du kích Thanh Thủy và Lao Chải. Trong điều kiện vũ khí trang bị của bộ đội và du kích còn thua kém địch cùng những gian khổ thiếu thốn do tiếp tế khó khăn, địa hình hiểm trở, có khi nhịn đói vài ngày mà vẫn hăng hái đánh địch, có khi cầm cự để chờ tiếp tế lại tổ chức đánh mạnh.
 
Để phá tan kế hoạch của địch trong mùa hè năm 1948, Khu ủy và Tỉnh ủy chủ trương đánh mạnh vào hệ thống phòng thủ của địch, tiêu diệt các cứ điểm nhỏ, kiên quyết phá kế hoạch "khép kín biên giới" của chúng. Đồng thời tổ chức thêm các đội vũ trang tuyên truyền và đại đội độc lập để gây cơ sở trong hậu địch, phát triển chiến tranh du kích, tăng cường công tác binh vận làm tan rã hàng ngũ ngụy quân, ngụy quyền của địch. Tháng 6 năm 1948, Liên khu 10 và tỉnh Hà Giang mở chiến dịch Yên Bình đánh vào Hàng Su Phì, lực lượng ta tham gia chiến dịch có Trung đoàn Lao Hà của Liên khu 10, tiểu đoàn 45 chủ lực của Bộ, 2 đại đội cảnh vệ tỉnh, đại đội vũ trang tuyên truyền của huyện Bắc Quang, gần 800 dân quân du kích của 2 huyện Bắc Quang và Vị Xuyên. Địch bỏ Xuân Giang co về Yên Bình, bỏ Thanh Thủy, Thanh Đức, Thanh Hương co về Lao Chải, đội biệt động của Trung đoàn Lao Hà từ huyện Vị Xuyên vòng qua Thanh Thủy, vượt Tây Côn Lĩnh đánh vào Hoàng Su Phì. Đây là cuộc hành quân với quyết tâm cao đánh thẳng vào sào huyệt làm cho địch hoang mang dao động. Phạm vi kiểm soát của địch co hẹp dần, kế hoạch "khép kín biên giới" của chúng bị phá sản, lực lượng vũ trang ta tiến bộ về vận động chiến, thực hiện có hiệu quả chiến thuật tập kích, phục kích, tiêu diệt cứ điểm nhỏ.
 
Ngày 15 tháng 8 năm 1948, Tỉnh ủy đã quyết định thành lập Đảng bộ huyện Vị Xuyên, gồm 16 Đảng viên, đến cuối tháng 12 năm 1948, Đảng bộ đã có 52 đảng viên sinh hoạt tại 7 chi bộ là: Chi bộ cơ quan huyện lỵ, chi bộ Quản Bạ, An Cư, Yên Phú, Tùng Bá, Thanh Thủy và Nghĩa Thuận. Xã đội dân quân Thanh Thủy được thành lập, nhanh chóng mở rộng lực lượng dân quân du kích các làng, bản chuẩn bị cho kháng chiến chống thực dân Pháp. Ủy ban hành chính xã đổi thành Ủy Ban kháng chiến hành chính, trực tiếp lãnh đạo, điều hành lực lượng vũ trang. Sự ra đời của xã đội đã đánh dấu bước trưởng thành mới của lực lượng vũ trang địa phương, đáp ứng được tình hình của cuộc đấu tranh đang tới gần. Dân quân du kích của xã được tổ chức thành các tiểu đội, trung đội. Phong trào thi đua "Kháng chiến, kiến quốc" được quân và dân xã Thanh thủy tích cực hưởng ứng; phát triển phong trào bình dân học vụ, phong trào yêu nước được phát động rộng rãi tới các làng, bản.
 
Cuối năm 1950, quân dân ta đã giành thắng lợi trong chiến dịch biên giới, tạo ra cục diện chiến tranh có lợi cho ta bất lợi cho Pháp. Căn cứ địa Việt Bắc được mở rộng nối liền với các chiến trường khác trong cả nước. Vòng vây của chủ nghĩa đế quốc đối với nước ta bị chọc thủng, cách mạng Việt Nam đã nốỉ liền với phong trào cách mạng thế giới.
 
Đầu năm 1954, cả miền Bắc dồn sức cho chiến dịch Điện Biên Phủ vối tinh thần "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng". Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân các dân tộc xã Thanh Thủy cùng với nhân dân cả nước tích cực chuẩn bị chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Hàng trăm chiến sĩ, dân công, nam, nữ của xã đã hăng hái lên đưòng ra mặt trận. Từ mọi làng bản xa xôi, hẻo lánh, người người, nhà nhà đều góp công góp của cho tiền tuyến<sub>Ế</sub> Ngoài việc hoàn thành chỉ tiêu tuyển quân, huy động lực lượng dân công đi phục vụ chiến dịch, xã còn huy động lực lượng du kích phối hợp với lực lượng vũ trang huyện và bộ đội chủ lực của tỉnh tiễu phỉ để bảo vệ quê hương.
 
Sau 55 ngày đêm chiến đấu kiên cường (từ ngày 13/3/1954 đến ngày 7/5/1954) quân và dân ta đã đập tan tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ngày 20/7/1954 thực dân Pháp buộc phải ký hiệp định Giơ ne vơ về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Đông Dương. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta dưói sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam đã giành được thắng lợi huy hoàng.
 
Trong chặng đường lịch sử kháng chiến chông thực dân Pháp xâm lược (1946-1954), Đảng ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc xã Thanh Thủy vô cùng phấn khởi, tự hào đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của một xã biên giới, bảo vệ cơ sở cách mạng, góp phần cùng nhân dân cả nước viết nên trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam.
 
Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, cách mạng Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới. Dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Trung ương Đảng và Bác Hồ, phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cưòng và những thành tích đạt được trong những năm kháng chiến chống Pháp, xã Thanh Thủy quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn cách mạng mói, giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đâu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
 
'''II. Chi bộ Đảng và các dân tộc xã Thanh Thủy tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp, diệt phỉ.'''
 
Trong tháng 01/1949, chiến sự vẫn diễn ra ác liệt ở mặt trận Hoàng Su Phì. Lực lượng vũ trang của ta tích cực hoạt động ở khu vực Thanh Thủy. Tháng 4 năm 1949, địch tiếp viện thêm 200 lính khố đỏ và 50 tên lính Pháp vào Hoàng Su Phì. Chúng dùng hoả lực mạnh phản kích, chiếm lại một số vị trí ta vừa mới giải phóng. Để bảo toàn lực lượng, quân chủ lực của ta rút về chốt ở Thanh Thủy. Từ tháng 5 đến tháng 6 năm 1949 bọn phỉ Hạng Sào Chúng ở bên kia biên giới đã liên kết với quân địch đánh phá ta nhằm âm mưu chiếm đóng Thanh Thủy.
 
Đến cuối tháng 11 năm 1949, địch lại được tăng viện, chúng từ Hoàng Su Phì đánh ra Bắc Quang, một bộ phận địch đánh vào Lao Chải, Phương Độ (Vị Xuyên) và chuẩn bị đánh ra thị xã Hà Giang. Ở vùng Lao Chải, tên tướng phỉ Hạng Sào Chúng kết hợp với địch tấn công vào căn cứ của ta. Với tinh thần quyết tâm cao, các chiến sĩ du kích của huyện Vị Xuyên đã phối hợp với quân chủ lực tỉnh chiến đấu kiên cường liên tục tấn công địch buộc quân địch phải bỏ Thanh Thủy rút về cổng trời Lao Chải.
 
Tháng 12 năm 1949, địch tăng cường lực lượng chuẩn bị nống ra hướng Bắc Quang, Vị Xuyên; một bộ phận khác của địch phối hợp với quân của Hạng Sào Chúng tiến đánh Lao Chải, Thanh Thủy (Vị Xuyên) âm mưu tiến đánh tỉnh lỵ Hà Giang. Dân quân du kích xã Thanh Thủy với bộ đội huyện và chủ lực của tỉnh chặn đánh quyết liệt nhằm tiêu hao quân địch, tình hình trở nên khó khăn vì địch phân bố theo "vết da báo", lực lượng chúng khá mạnh.
 
Với tinh thần kiên quyết tiến công địch, đẩy mạnh chiến tranh du kích, vừa đánh vừa vận động quần chúng nhân dân tham gia kháng chiến, dân quân du kích xã Thanh Thủy cùng bộ đội huyện với chủ lực của tỉnh và Liên khu tổ chức phản công liên tục, buộc quân địch phải rút khỏi Thanh Thủy. Dân quân du kích xã phối hợp với bộ đội đánh phỉ rất hăng hái, dũng cảm, không cho chúng đột nhập sau vào nội địa.
 
Năm 1949 lực lượng vũ trang của ta tích cực hoạt động ở khu vực Thanh Thủy, Lao Chải. Sau đó, cấp trên quyết định mở chiến dịch Lao - Hà. Trong chiến dịch này, quân chủ lực của ta từ Thanh Thủy, Lao Chải (Vị Xuyên) vòng qua Múng Tủng (Trung Quốc) để tiến công địch ở Hoàng Su Phì, Xín Mần. Kết quả ta đã tiêu diệt 11 vị trí của địch, thu hàng trăm khẩu súng các loại, bắt hàng trăm tên địch, buộc địch phải co cụm phòng ngự, không dám phát triển ra các vùng lân cận.
 
Để đối phó với âm mưu của Pháp và hoạt động ngày càng rộng lớn của quân phỉ, ngày 26/10/1950, Tỉnh ủy Hà Giang ra Chỉ thị số 91 - CT/HG V/v phải cương quyết bằng quân sự đánh bật địch ra khởi huyện Hoàng Su Phì và một số xã của huyện Vị Xuyên, trong đó có Thanh Thủy. Thực hiện chỉ thị của Tỉnh ủy, xã Thanh Thủy đã tuyên truyền, vận động nhân dân chống phỉ trên tất cả các mặt trận chính trị, quân sự, kinh tế góp phần phá tan âm mưu của bọn phỉ.
 
Về chính trị, ta đưa người vào vùng bị tạm chiếm nơi có cơ sở tốt trước đây để tuyên truyền chiến thắng của ta, phổ biến sâu rộng chủ trương chống phỉ của Đảng ta cho nhân dân vùng có phỉ nhằm phân hoá hàng ngũ phỉ, từng bước vận động, giáo dục quần chúng làm cho họ thấy được âm mưu thâm độc của thực dân Pháp. Từ đó, phát động đồng bào đấu tranh để thoát khởi sự khống chế của phỉ. Đối vối bọn việt gian, đặc vụ ta chủ trương kêu gọi chúng đầu hàng, nếu chúng ngoan cố chống lại thì phải tiêu diệt.
 
Về kinh tế, ta thực hiện các biện pháp bao vây kinh tế bọn phỉ, thưởng muối cho những người có công, bán rẻ muối cho nhân dân vùng có phỉ, giúp đỡ quần chúng từng bước thoát khởi ảnh hưởng của phỉ, củng cố lòng tin của quần chúng vào chính sách của Đảng và Nhà nước.
 
Sau gần 3 năm chiếm đóng vùng biên giới, tuy thực dân Pháp dùng nhiều thủ đoạn, song do bị thất bại trên chiến trường cả nước và những đòn tấn công quyết liệt của quân và dân ta đã làm cho chúng hoang mang và rút khỏi vùng biên giới huyện Vị Xuyên.
 
Sau thất bại chiến dịch Biên giới tháng 9, 10 năm 1950, thực dân Pháp càng lún sâu vào tình thế khó khăn. Nhưng với bản chất hiếu chiến thực dân, chúng ngoan cố dựa vào viện trợ của Mĩ và chính sách "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt trị người Việt" để tiếp tục cuộc chiến ở Đông Dương. Đối với vùng biên giới Việt - Trung, chúng tiếp tục nuôi dưỡng, chỉ huy bọn thổ phỉ địa phương, cấu kết với thổ phỉ bên kia biên giới, tàn quân Quốc dân đảng để chống phá cách mạng. Ngày 7 và 8 tháng 12 năm 1950 phỉ quấy rối, cướp bóc đồng bào ở Thanh Thủy.
 
Cuối năm 1950, đầu năm 1951, lực lượng du kích của xã Thanh Thủy cùng lực lượng vũ trang huyện Vị Xuyên đã phối hợp với bộ đội chủ lực của tỉnh tiến hành tiễu phỉ. Lực lượng của ta tấn cống đánh địchh ở mặt trận cổng trời Lao Chải, giải phóng huyện lỵ Hoàng Su Phì (ngày 06/01/1951). Ta bắt sống được 11 tên phản động ở địa phương, 32 tên tàn quân Tưởng, thu 1.058 khẩu súng các loại, lấy lại cho nhân dân 14 con ngựa.
 
Kết quả đợt tiễu phỉ này, ta đã giành được thắng lợi cơ bản về quân sự (tháng 2/1951), làm cho phỉ mất chỗ dựa, phá tan sào huyệt của phỉ, tiêu diệt được lực lượng chủ chốt của chúng.
 
Tháng 8 năm 1954 hội nghị cán bộ toàn tỉnh đã xác định "Công tác tiễu phỉ, đạp tan âm mưu duy trì và phát triển lực lượng phản động của địch là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm".
 
Song song với công tác tiễu phỉ, cuối năm 1954 ta tăng cường đẩy mạnh tuyên truyền thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, động viên quần chúng thúc đẩy phong trào lên một bước mới.
 
Trong 6 tháng cuối năm 1954 xã Thanh Thủy được Chủ tịch tỉnh biểu dương trong công tác điều vận, tiễu phỉ, sửa chữa cầu đường, phong trào thi đua nộp nhanh, nộp đủ.
 
Chiến dịch tiễu phỉ đến hết tháng 3 năm 1955 đã giành được thắng lợi quan trọng, lực lượng vũ trang cùng các tổ công tác liên ngành đã tổ chức được nhiều cuộc hội nghị với dân. Được củng cố, chỉnh huấn, lực lượng vũ trang địa phương cùng dân quân su kích xã bước vào đợt hoạt động mới phức tạp hơn, đến cuối năm 1955, ta đã cơ bản phá được âm mưu nhen nhóm bạo loạn của địch, ngăn chặn sự cướp bóc của cải, khiến chúng phải bật khỏi địa bàn, lẩn trốn trong rừng sâu. Ngoài công tác tiễu phỉ, giải giáp các ổ nhóm phản động ta còn vận động nhân dân tăng gia sản xuất, cứu đói; ta còn khai hoang phục hóa nhiều diện tích đất nông nghiệp.
 
'''III. Thanh Thủy lãnh đạo công cuộc phát triển kinh tế - văn hóa, cải tạo và xây dựng Chủ nghĩa xã hội, thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1955-1964).'''
 
Do đặc điểm của một vùng miền núi biên giới, giao thông liên lạc chưa phát triển. Nền sản xuất nhỏ, cá thể, phân tán, nghèo nàn, trình độ canh tác lạc hậu. Cơ sở giáo dục, y tế nhỏ bé; nạn đói, nạn mù chữ, các tệ nạn xã hội còn rất nặng nề; chính quyền cách mạng ở vùng sâu, vùng xa còn non yếu, uy thế của tầng lớp địa chủ, phú nông còn mạnh. Chúng cấu kết với thổ phỉ, đặc vụ phản động lừa bịp nhân dân, chống phá cách mạng. Quần chúng nhân dân ở một số nơi thuộc vùng sâu, vùng xa ít được học hành lại bị địch tuyên truyền xuyên tạc nên chưa tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Chính quyền.
 
Trong khi đó, tư tưởng của cán bộ, đảng viên chưa chuyển kịp với tình hình mới, có biểu hiện chủ quan, thoả mãn với thắng lợi, thiếu cảnh giác, chưa nhận thức đầy đủ tính chất gay gắt của cuộc đấu tranh giai cấp trong giai đoạn cách mạng mới. Tổ chức Đảng, chính quyền các cấp chưa được củng cố, thiếu kinh nghiệm, thiếu cán bộ, nhất là cán bộ có uy tín, có bản lĩnh chính trị vững vàng. Lực lượng dân quân du kích ở nhiều nơi chưa được củng cố kịp thời, an ninh trật tự chưa được bảo đảm.
 
Đầu năm 1955, tình hình an ninh chính trị ở miền Bắc trở nên phức tạp do Pháp - Mỹ kéo dài thời hạn rút quân, tăng cường các biện pháp "Hậu chiến" nhằm tiếp tục chống phá cách mạng nước ta. Khi buộc phải rút quân khỏi miền Bắc, địch chủ động mang đi nhiều máy móc công nghiệp, phá hoại các cơ sở kinh tế, văn hóa, cài cắm bọn phản động ở lại quấy phá hậu phương ta. Mỹ - Pháp đã tung tiền mua chuộc dụ dỗ lôi kéo hàng chục vạn giáo dân và ngụy quân, ngụy quyền; tạo nền làn sóng di cư vào miền Nam làm cho tình hình trở nên phức tạp.
 
Ở Thanh Thủy bọn đặc vụ, thổ phỉ và phản động trong các tầng lớp vừa ngấm ngầm, vừa công khai hoạt động. Chúng tổ chức buôn lậu có vũ trang để đi lại móc nối với nhau, giết hại, đầu độc trung kiên, nhằm đe dọa khủng bố tinh thần những người tích cực theo cách mạng, đưa tay chân của chúng vào tổ chức của ta, tìm đủ mọi cách chia rẽ cán bộ - bộ đội với nhân dân, đe dọa cốt cán ta. Chúng tuyên truyền đề cao Pháp - Mỹ, chống chính sách thuế, dân công, phá hoại sản xuất, chia rẽ dân tộc, làm cho một số dân vùng này chạy sang vùng khác.
 
Mặt trận sản xuất nông nghiệp năm 1956 có bước phát triển vượt bậc, xây dựng các tổ đổi công; việc cày cấy 2 vụ đã được thực hiện, sản lượng lúa mùa, ngô, hoa màu và cây công nghiệp tăng đáng kể, đời sống nhân dân tiến bộ rõ rệt. Được mùa bà con nhân dân nộp thuế nhanh gọn (thuế nông nghiệp, thuế công thương nghiệp), đàn gia súc tăng nhanh. Phong trào bình dân học vụ xóa mù chữ, mạng lưới y tế phát triển; lực lượng vũ trang phối hợp cùng Hải quan phát hiện và xử lý nhiều vụ buôn lậu, thu hàng chục kg thuốc phiện, nhiều triệu đồng.
 
Từ cuối năm 1957, do tăng cường củng cố xây dựng phong trào bảo vệ an ninh ở cơ sở, lực lượng dân quân du kích được củng cố, làm tốt công tác bảo vệ trật tự trị an bản làng nên tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội được giữ vững.
 
Sau 3 năm (1955 - 1957) phấn đấu bền bỉ anh dũng, khắc phục nhiều khó khăn gian khổ, nhân dân và lực lượng vũ trang Hà Giang đã giành được những bước đầu rất có ý nghĩa, tạo những biến đổi sâu sắc. Trong 3 năm (1955 - 1957) xã đã phục hồi và khai phá được nhiều diện tích đất, cứu tế nhiều kg gạo và mét vải cho người nghèo đói.
 
Thời điểm đó, tại Hà Giang, Công an Hà Giang cũng bố trí 12 đồn chốt bảo vệ các địa bàn trọng điểm ở biên giới. Tại địa bàn Thanh Thủy, Công an Hà Giang cũng bố trí một đồn để bảo vệ biên giới và an ninh địa phương, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Biên phòng thuộc Ty Công an Hà Giang.
 
Nhằm đem lại một phần quyền lợi của nhân dân, giảm bóc lột của giai cấp địa chủ, phú nông, từ cuối năm 1955, xã Thanh Thủy đẩy mạnh việc thi hành "Sắc lệnh giảm tô, giảm tức" của chính phủ; đây là cuộc vận động lớn nhằm mang lại lợi ích cho nông dân nghèo khổ.
 
Do tình hình an ninh chính trị Hà Giang lúc này còn khá phức tạp, ưu thế kinh tế - chính trị của lớp trên còn mạnh, có ảnh hưởng sâu sắc đời sống của nhân dân nhiều vùng, trong đó trình độ giác ngộ cách mạng của đồng bào các dân tộc (nhất là vùng cao) còn rất thấp, sự phân hóa giai cấp chưa sâu sắc như vùng xuôi, nên Hà Giang chỉ tiến hành vận động thực hiện sắc lệnh giảm tô chứ không đặt vấn đề cải cách ruộng đất.
 
Trong Chỉ thị gửi chính quyền, đoàn thể các cấp, ngày 19 tháng 11 năm 1955 tỉnh ủy Hà Giang nhấn mạnh: Cần quan niệm đúng Hà Giang hiện nay chưa tiến hành phát động quần chúng giảm tô mà chỉ thi hành "sắc lệnh giảm tô" ở mức bình thường, nhằm đem lại một phần quyền lợi cho nhân dân, hạn chế bớt sự bóc lột của giai cấp địa chủ và một số phú nông". Khi tiến hành công tác này vẫn phải đảm bảo yêu cầu trọng tâm là "Đoàn kết dân tộc", "đoàn kết sản xuất", Ủy ban hành chính và các ngành đã tuyên truyền vận động rộng rãi trong các tầng lớp phú nông và nhân dân, đứng ra giàn xếp, hòa giải giữa họ, làm cho họ hiểu vay mượn là tự do, nhưng không lợi dụng dân đói mà bóc lột quá đáng. Yêu cầu họ thực hiện sắc lệnh này mà giảm bớt tô tức cho nhân dân. Người vay chưa đủ khả năng trả thì để cho họ trả dần, không đòi trả một lúc, làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, đồng thời vận động tầng lớp trên tự giác xóa bỏ nợ nần, trao trả ruộng nương để Chính quyền cấp cho nhân dân, triệt thoái hình thức bắt dân phục dịch làm công.
 
Trước khi bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm, xã Thanh Thủy tổ chức đợt chỉnh huấn chính trị, tư tưởng trong toàn Đảng, toàn dân với phương châm "chỉnh huấn tốt, sản xuất tốt, công tác tổt", nhằm bồi dưỡng tinh thần quyết tâm cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Xây dựng quan điểm làm chủ tập thể, tinh thần tự lực cánh sinh, cần kiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội, nâng cao giác ngộ cách mạng và ý thức đấu tranh thống nhất Tổ Quốc, tin tưởng sâu sắc vào sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa.
 
Đợt sinh hoạt chính trị tư tưởng mùa xuân năm 1961 được kết hợp chặt chẽ với việc quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương Đảng, Chính phủ, Tỉnh ủy và Huyện ủy; 100% cán bộ, đảng viên của xã được học tập chỉnh huấn, quần chúng các dân tộc được học tập chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ. Một khí thế thi đua lao động sản xuất, học tập, công tác mới đang trỗi dậy. Trên mặt trận sản xuất nông nghiệp, phong trào thi đua tiến quân 4 mặt: Làm phân bón, làm đất kỹ, làm thủy lợi và cải tiến kỹ thuật, do Tỉnh ủy phát động được toàn dân hưởng ứng tích cực. Đến cuối năm 1961, nông dân toàn xã đã làm ........ tấn phân chuồng, ....... tấn phân xanh, đóng góp ........ công thủy lợi, làm mới ...... mương, tu sửa .......m mương, ...... dẫn nước. Do tăng cường làm thủy lợi và phân bón, thực hiện các biện pháp kỹ thuật, sản lượng lương thực năm 1961 tăng hơn năm 1960 là ............%. Toàn xã thu được .......... tấn thóc; ............. tấn ngô. Bình quân lương thực đầu người đạt ....... kg.
 
Trong lực lượng đoàn viên, thanh niên, phong trào vượt mức kế hoạch 5 năm đã tạo ra động lực mạnh mẽ, lôi cuốn đoàn viên, thanh niên ra sức phấn đấu thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm với khẩu hiệu: “Đâu Đảng cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên", thanh niên luôn đi đầu trong lao động sản xuất, tiên quân vào khoa học kỹ thuật, khống ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt; đoàn viên, thanh niên đã phát huy hàng chục sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nêu cao tinh thần làm chủ tập thể, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam.
 
Bước vào thời kỳ thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) xã Thanh Thủy đã trải qua 3 năm khôi phục và phát triển kinh tế (1955 - 1957); 3 năm cải tạo, phát triển kinh tế, văn hóa (1958 - 1960) đã có những bước chuyển biến trong về kinh tế và đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên những khó khăn, thách thức đặt ra cho nhân dân Thanh Thủy khi bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất còn nhiều; công cuộc cải tạo nông nghiệp chưa hoàn thành, nhiều hộ nông dân chưa vào hợp tác xã. Quy mô các hợp tác xã còn nhỏ, trình độ quản lý còn non kém. Đời sống nhân dân tuy được cải thiện nhưng còn ở mức độ thấp, còn phải cứu tế lúc đói giáp hạt, cơ sở chính trị chưa được củng cố.
 
Trước tình hình cả nước có chiến tranh, kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) chỉ được thực hiện trong 4 năm sau đó phải chuyển sang phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện có chiến tranh. Trong 4 năm quân và dân xã Thanh Thủy đã giành được những kết quả quan trọng: Sản xuất nông nghiệp chuyển mạnh theo hướng làm ăn tập thể, đời sống kinh tế, văn hóa tinh thần của nhân dân được nâng lên một bước; nạn đói, nạn mù chữ, dịch bệnh, tập tục lạc hậu được ngăn chặn; hệ thống chính trị được củng cố; đoàn kết các dân tộc được tăng cường, lòng tin của quần chúng với Đảng, chính quyền và lực lượng vũ trang được giữ vững.
 
Những năm 1958, 1959 cùng với cuộc cải cách dân chủ, phong trào Bình công chấm điểm cũng hình thành ở hầu hết các thôn xã Thanh Thủy; cuối năm 1960, đầu năm 1961 các hợp tác xã cấp thấp ở Thanh Thủy lần lượt ra đời.
 
Thắng lợi nổi bật là phong trào HTX đã bắt đầu chuyển mạnh từ bậc thấp lên bậc cao và bước đầu xây dựng được cơ sở vật chất kỹ thuật. Phong trào tổ đổi công phát triển mạnh đang đòi hỏi đi lên HTX. Một số HTX đã mở rộng sản xuất kinh doanh, thực hiện 3 khoán 3 quản, HTX đã có nhà kho, sân phơi, trạm trại chăn nuôi, chế biến phân, sản xuất giống. Đến cuối năm 1964, toàn xã có ...... HTX với ......... hộ xã viên chiếm ...........% số hộ toàn xã. HTX cấp cao có ..... HTX với ...... hộ xã viên, chiếm .........% hộ toàn xã. Tuy nhiên ở một số HTX do công tác quản lý kém, đời sống xã viên khó khăn nên vẫn còn tình trạng xã viên xin ra làm ăn riêng lẻ.
 
Lĩnh vực y tế, giáo dục tiếp tục phát triển, đến cuổi năm 1964, xã cơ bản đã hoàn thành xoá nạn mù chữ. Hệ thống trạm xá, tủ thuốc được củng cố mở rộng từ xã tới thôn, bản. Từ năm 1963, Thanh Thủy cơ bản tiêu diệt bệnh sốt rét, các tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan giảm đáng kể.
 
Tuy vậy trên nhiều mặt, xã Thanh Thủy đã dành được những thắng lợi rất quan trọng, sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, lâm nghiệp có bước phát triển khá, bước đầu tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho HTX và kinh tế gia đình. Nạn đói kinh niên, nạn mù chữ, dịch bệnh xã hội, các tập tục lạc hậu đã được ngăn chặn. Đời sống kinh tế, văn hoá, tinh thần của nhân dân đã được nâng lên một bước mới. Sự nghiệp giáo dục, y tế phát triển vượt bậc. Cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng các cấp được củng cố tăng cường cả vế số lượng, chất lượng. Sự đoàn kết nhất trí về chính trị, tinh thần của nhân dân các dân tộc với cấp ủy, chính quyền  ngày càng được củng cố tăng cường.
 
Trong thời gian này xã đặc biệt coi trọng việc củng cố xây dựng lực lượng vũ trang địa phương. Hội đồng nghĩa vụ quân sự được kịên toàn hoạt động có nề nếp. Dân quân du kích được tổ chức theo từng HTX và tổ đổi công do Ban quản trị HTX trực tiếp quản lý. Xã Thanh Thủy liên tục phát động quần chúng bảo vệ tri an ở cơ sở. Các cuộc vận động trên được kết hợp chặt chẽ với các cuộc vận động phát triển sản xuất, cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Do vậy, an ninh chính trị, trật tự xã hội được giữ vững.
 
Trước tình hình cả nước có chiến tranh, Đảng và Chính Phủ quyết định kết thúc kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) để chuyển sang nền kinh tế thời chiến. Do chủ quan nôn nóng tỉnh và huyện đề ra chỉ tiêu quá cao, các mục tiêu kinh tế xã hội chủ yếu không hoàn thành, tốc độ phát triển nông - công nghiệp - lâm nghiệp - chăn nuôi chậm. Sản lượng lương thực tăng chủ yếu do diện tích tăng, tăng năng suất chậm.
 
[null '''IV. Chi bộ cùng cả nước xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa, chống chiền tranh phá hoại và chi viện cho tiền tuyến đánh thắng giặc Mỹ (1965 - 1975).''']
 
Ngày 05 tháng 8 năm 1964 đế quốc Mỹ liều lĩnh gây chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc nước ta, chúng dựng lên cái gọi là "Sự kiện Vịnh Bắc Bộ" lấy cớ tiến hành chiến tranh leo thang ra miền Bắc nước ta. Các lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn Thanh Thủy được củng cố và đẩy mạnh hoạt động, lực lượng dân quân du kích của xã được củng cố phù hợp với sản xuất của các hợp tác xã, do các hợp tác xã trực tiếp bảo đảm hậu cần cho hoạt động huấn luyện và chiến đấu trị an; các chỉ tiêu huấn luyện, tuần tra canh gác của dân quân, chỉ huy xã đội, tăng cường đội ngũ đảng viên và đoàn viên cho lực lượng du kích đều đạt và vượt yêu cầu. Dân quân du kích phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an vũ trang trong phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc. Năm 1963 xã Thanh Thủy được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen về thành tích xuất sắc trong phong trào bảo vệ an ninh Tổ Quốc.
 
Tháng 3 năm 1965, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 11 khoá III đã chỉ rõ: “Chống Mỹ cứu nước là nghĩa vụ thiêng liêng của cả dân tộc, của mỗi ngưòi dân Việt Nam yêu nưóc từ Bắc tới Nam, từ miền xuôi tói miền ngược”. Nhiệm vụ của miền Bắc lúc này là tiếp tục xây dựng miền Bắc, kết hợp xây dựng kinh tế với tăng cường quốc phòng, bảo vệ miền Bắc, đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân của địch. Ra sức động viên lực lượng của miền Bắc chi viện cho miền Nam.
 
Chi bộ đảng, chính quyền, quân và dân xã Thanh Thủy nhanh chóng thực hiện chủ trương phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện có chiến tranh, góp phần chi viện sức người, sức của cho miền Nam, ổn định đời sống nhân dân và xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, đồng thời sẵn sàng chiến đấu đánh thắng chiến tranh phá hoại của địch; tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ đảng viên và nhân dân có sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa về mặt tư tưởng, khẩn trương triển khai kế hoạch trước mắt nhưng phải kết hợp với lâu dài để có thể giành chủ động trọng mọi tình huống.
 
Khẩu hiệu hành động của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta lúc này là: “Xây dựng bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, tiến tới hoà bình thống nhất Tổ Quốc”, tăng cường chuẩn bị các phương án tác chiên phòng không, phòng chống biệt kích, bảo vệ trị an, phát động nhân dân đào hầm trú ẩn.
 
Dân quân du kích xã Thanh Thủy được tăng cường cả về số lượng và chất lượng xã có 2 trung đội dân quân; mỗi trung đội dân quân được tổ chức đủ các thành phần lực lượng gồm bộ binh cơ động, phòng không, công binh, thông tin, trinh sát. Quân dự bị động viên được khảo sát, biên chế đúng luồng, đúng ngạch, sẵn sàng động viên phục vụ chiến tranh. Các thôn đều tổ chức các điểm quan sát, báo động máy bay và tổ chức trực chiến bắn máy bay bằng súng bộ binh.
 
Lực lượng dân quân du kích được củng cố kiện toàn, tổ chức đủ các binh chủng như thông tin, trinh sát, phòng không, công binh, báo động phòng không, bắn máy bay thấp bằng súng bộ binh. Vũ khí trang bị cho dân quân tự vệ được tăng cường loại súng K44 và trung liên (súng bộ binh có khả năng bắn máy bay bay thấp). 100% đảng viên trong độ tuổi (từ 18 đến 45) và 100% đoàn viên thanh niên được huy động tham gia dân quân tự vệ. Quân sự bị động viên được sắp xếp biên chế làm nòng cốt cho lực lượng dân quân tự vệ và sẵn sàng động viên vào quân đội. Xã tổ chức một đài quan sát phòng không, hệ thống thông tin báo động (còi, kẻng, mõ, loa phát thanh ...) được bố trí ở tất cả các thôn, huy động nhân dân đào hầm trú ẩn nơi công cộng, trực bắn máy bay thấp; tham gia các lớp tập huấn cho cán bộ xã đội.
 
Tháng 4 năm 1965 thanh niên các dân tộc xã Thanh Thủy sôi nổi hưởng ứng phong trào thi đua: "Thanh niên ba sẵn sàng" (sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng nhập ngũ, sẵn sàng đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần); "Phụ nữ ba đảm đang" (đảm đang sản xuất, công tác; đảm đang việc nhà; đảm đang chiến đấu và phục vụ chiến đấu thay chồng, con ra trận) do Trung ương Đoàn và Trung ương Hội phụ nữ phát động được thanh niên, phụ nữ trong xã nhiệt tình hưởng ứng.
 
Ngày 10 tháng 8 năm 1965 ở Thanh Thủy dọc quốc lộ 2 và thị xã Hà Giang, máy bay Mỹ liên tục hoạt động do thám. Công tác sơ tán, phòng không ở khu vực thị xã và dọc quốc lộ số 2 lên đến biên giới xã Thanh Thủy được thi hành triệt để. Mỗi gia đình ở dọc quốc lộ 2 đều chuẩn bị 1 bó đuốc và từ 2-3 m<sup>3</sup> đá sẵn sàng đảm bảo giao thông khi địch đánh phá. Công tác đào hầm, hố phòng tránh được tiến hành khẩn trương tích cực. Trong 2 năm (1965-1966), quân dân trong xã đã đào ....... hầm có nắp, ....... hố cá nhân, hàng trăm mét hào giao thông.
 
Trong điều kiện chiến tranh phá hoại, sự nghiệp giáo dục, y tế vẫn tiếp tục phát triển, nhiều trường, lớp phải phân tán nhưng tỷ lệ học sinh vẫn tăng lên qua các năm. Đến năm 1967 xã Thanh Thủy đã có trường cấp I, hầu hết trường sở, trạm y tế đều do các HTX đóng góp xây dựng. Phong trào vệ sinh yêu nước được duy trì phát triển tốt, mạng lưới y tế phát triển mạnh tới thôn bản. Các bản làng đều xây dựng được các nguồn nước, phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt.
 
Trong chiến tranh phá hoại đế quốc Mỹ, Thanh Thủy là địa bàn chiến lược của huyện Vị Xuyên cũng như tỉnh Hà giang, nơi có con đường vận chuyển chiến lược quốc lộ 2 đi qua, là một đầu mối tập kết, giải toả, vận chuyển hàng viện trợ của Trung Quốc. Do vậy xã Thanh Thủy rất coi trọng việc xây dựng lực lượng vũ trang địa phương vững mạnh đảm bảo yêu cầu sẵn sàng chiến đấu bảo vệ hậu phương và cung cấp nguồn bổ sung cho bộ đội chủ lực.
 
Tháng 3 năm 1967 tại Hội nghị tổng kết kinh nghiệm làm chè các tỉnh miền Bắc, hợp tác xã sản xuất chè của xã Thanh Thủy được biểu dương vì đã vượt chỉ tiêu trồng và sản xuất chè năm 1965 của tỉnh Hà Giang.
 
Là xã có tuyến quốc lộ 2, nối từ cửa khẩu Thanh Thủy tới Tuyên Quang, Việt Trì, Hà Nội ... đồng thời Thanh Thủy cũng là địa bàn xung yếu; luôn được củng cố, tăng cường các lực lượng vũ trang sẵn sàng chiến đấu bảo vệ, được cấp trên chú trọng xây dựng các phương án tác chiến.
 
Dân quân du kích được huấn luyện theo phương án chống gián điệp biệt kích và bắn máy bay bay thấp bằng súng bộ binh kết hợp với huấn luyện tác chiến trị an trong làng xã. Hợp tác xã bảo đảm hậu cần, thực hiện chế độ bình công, chấm điểm cho hoạt động trực chiến, tuần tra, huấn luyện của dân quân.
 
Để phát huy mạnh mẽ hơn nữa khí thế của phong trào quần chúng bảo vệ trị an, tháng 3 năm 1968, Bộ Công an đã hướng dân các đơn vị trong toàn ngành tham gia thực hiện xây dựng xã, khu phố vững mạnh. Quán triệt hướng dân của Bộ, Đảng ủy, Ban Chỉ huy Công an nhân dân vũ trang Hà Giang đã khảo sát thực tế và chọn xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên làm thí điểm xây dựng xã vững mạnh để chỉ đạo nhân rộng ra các địa bàn khác. Tại thời điểm đó, Thanh Thủy có nhiều mặt mạnh: Khối đoàn kết giữa các dân tộc trong xã luôn được củng cố; nhân dân hăng hái tham gia phong trào hợp tác hóa; có nhiều thanh niên tòng quân chống Mỹ cứu nước, các chỉ tiêu nghĩa vụ được giao đều hoàn thành..
 
Qua 6 tháng triển khai thực hiện, tình hình xã Thanh Thủy đã có sự chuyển biến tích cực. Thanh Thủy đã trở thành xã khá toàn diện, từ sự chuyển mình của xã, có 8 thanh niên ưu tú, con em các dân tộc Tày, Nùng, Dao trong xã được kết nạp Đảng; chỉ trong 6 tháng, toàn xã đã khai phá thêm được 5 ha ruộng bậc thang. Từ chỗ gần 30% số dân thiếu đói, Thanh Thủy đã tự túc được lương thực; số người Trung Quốc xâm canh, xâm cư ở Phà Hản sau khi được quân và dân ta vận động đã trở về bên kia biên giới. Ta đảm bảo cho họ được thu hoạch hoa màu vụ cuối cùng, từ mô hình chỉ đạo điểm này đã nhân dân rộng ra các xã biên giới khác.
 
Đáp ứng yêu cầu chi viện cho chiến trường miền Nam tiếp tục tiến công và nổi dậy, ngày 15 tháng 5 năm 1968, Hội đồng Chính Phủ quyết định tiến hành tuyển quân đợt 4 năm 1968 trên phạm vi toàn miền Bắc. Nhiệm vụ chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến trở nên cấp bách. Đảng bộ Vị Xuyên đã phát động trong toàn Đảng, toàn dân thực hiện lời dạy của Bác hồ: “31 triệu đồng bào ta phải là 31 triệu dũng sỹ diệt Mỹ” và lời hiệu triệu của Úy ban dân tộc giải phóng miền Nam: “Hãy thừa thắng xông lên, tiếp tục tấn công và nổi dậy, tiêu diệt đê quốc Mỹ và bè lũ tay sai đến liang ổ cuối cùng”. Thanh niên các dân tộc xã Thanh Thủy hừng hực khí thế tòng quân đánh Mỹ, chỉ trong 7 tháng đầu năm 1968 đã có trên 100 người đi khám sức khoẻ. Nhiều thôn ở bản vùng sâu, vùng xa trước đây cứ nói đến tuyển quân là tìm cách dấu chồng, con, em vào rừng, nay các mẹ các chị đã vui vẻ động viên chồng, con, em lên đưòng đánh Mỹ. Thanh niên lên đường vui vẻ, phấn khởi, coi đó là vinh dự của gia đình mình, của dân tộc mình.
 
Đầu năm 1969, khí hậu thay đổi thất thường, hạn hán kéo dài, đời sống nhân dân thiếu thốn do mất mùa từ năm trước để lại, dịch bệnh hoành hành, bọn phản động lợi dụng xuyên tạc gieo rắc tâm lý mê tín dị đoan trong quần chúng nhân dân. Tiếp đó một cơn lũ lớn chưa từng có (tháng 7/1969) đã cuốn trôi nhiều ha lúa và hoa màu, nhiều nhà và gia súc, gia cầm, phá hoại nhiều cơ sở sản xuất, kho hàng. Xã đã kịp thời chỉ đạo khắc phục mọi khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, tiết kiệm, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, từng bước ổn định đời sống.
 
Ngày 20 tháng 7 năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi quân dân cả nước kiên trì cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn. Giữa lúc quân dân xã Thanh Thủy và cả nước đáp lời kêu gọi của Người, hăng hái thi đua lao động sản xuất, củng cố quốc phòng, sẵn sàng chiến đấu vì Hồ Chủ Tịch - Vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc qua đời lúc 9 giờ 47 phút ngày 02 tháng 9 năm 1969. Nhân dân các dân tộc xã Thanh Thủy cùng toàn Đảng, toàn quân cả nước vô cùng đau đớn. Tối ngày 05 tháng 9 năm 1969 chi bộ đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc xã Thanh Thủy đều treo cờ rủ để tang Bác, nhiều gia đình lập đền thờ Bác.
 
Chi bộ xã Thanh Thủy triển khai đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân "học tập và làm theo di chúc của Hồ Chí Minh" và phát động phong trào thi đua " Sản xuất giỏi, lập chiến công đền ơn Bác", từ xã đến các bản xa xôi bừng khí thế thi đua lao động sản xuất, sẵn sàng chiến đấu bằng niềm tin son sắt và lòng biêt sơn vô hạn công lao trời biển của Hồ Chủ Tịch.
 
Thực hiện chỉ đạo của Huyện ủy, xã Thanh Thủy đã vận động nhân dân vào HTX, tổ chức cho xã viên nghiên cứu, học tập Điều lệ; phát động nhiều phong trào thi đua lao động, sản xuất hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch nhà nước giao, phong trào văn hoá văn nghệ quần chúng phát triển, xã Thanh Thủy thành lập một đội văn nghệ quần chúng. Các hoạt động văn hoá văn nghệ đã bám sát nhiệm vụ chính trị của Đảng góp phần xây dựng con người mới, cuộc sống mới. Hệ thống thông tin truyền thanh phát triển tới thôn, bản, kịp thời đưa tin chiến thắng, gương người tốt việc tốt và phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nưóc tới nhân dân.
 
Năm 1970 toàn huyện đã có 152 HTX với 6.097 hộ xã viên, chiếm 93,20% sô" hộ toàn huyện vào HTX, trong đó có 77 HTX bậc cao. Vùng định canh định cư xây dựng mới 8 HTX với 109 hộ, 591 nhân khẩu, đến 1971 có 31 HTX vùng trọng điểm lúa đã thực hiện điều lệ mối. Các xã thuộc vùng định canh định cư (Thanh Thủy, Lao Chải, tiểu khu Bắc Mê) cũng đưa điều lệ vào HTX cùng với việc thi hành Nghị quyết 195-197 của Bộ chính trị.
 
Năm 1971 tình hình biên giới xã Thanh Thủy có nhiều diễn biến phức tạp; bọn đặc vụ Tưởng và nhiều phần tử xấu người Trung Quốc có những dấu hiệu vượt biên đi sâu vào nội địa của ta, bọn buôn lậu có tổ chức vẫn lén lút vượt biên mang trâu, bò, lương thực, phân đạm để bán qua biên giới. Trước tình hình trên, thực hiện Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang xã Thanh Thủy đã được Ban Chỉ huy quân sự huyện, lực lượng biên phòng, công an, chính quyền huyện Vị Xuyên tăng cường xây dựng cơ sở chính trị, thực hiện các biện pháp quản lý biên giới nghiêm ngặt; đồng thời được cán bộ và các ban ngành, đoàn thể huyện trực tiếp xây dựng cơ sở. Sau một thời gian xây dựng, củng cố cấp ủy, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể quần chúng hoạt động nề nếp, động viên nhân dân tích cực tham gia giữ gìn an ninh biên giới, tích cực lao động sản xuất. Trên mặt trận nông nghiệp quân và dân xã Thanh Thủy tiến hành chặt chẽ cuộc vận động định canh định cư (theo Nghị định 38 của hội đồng Chính phủ) kết hợp với củng cố hợp tác xã, hợp tác xã tiếp thu giống mới, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật, tình hình sản xuất nông lâm nghiệp năm 1971 - 1972 có bước phát triển khá.
 
Trước tình hình địch đánh phá trở lại miền Bắc, Chi bộ đảng xã Thanh Thủy đã kịp thời chuyển mọi mặt hoạt động ở địa phương sang thời chiến, chỉ đạo việc sơ tán nhân dân, nghiêm ngặt công tác phòng không nhân dân, lực lượng dân  sẵn sàng chiến đấu cao.
 
Hiệp định Pari được ký kết đánh dấu thắng lợi rực rỡ to lớn của cách mạng nước ta. Hòa bình trở lại miền Bắc, cách mạng miền Nam chuyển sang bước ngoặt lịch sử mới; so sánh lực lượng của cách mạng đã lớn mạnh hơn hẳn lực lượng phản cách mạng. Song nhiệm vụ của quân dân ta còn rất nặng nề, cuộc đấu tranh của ta và địch còn gian khổ nhưng nhất định thắng lợi.
 
Hòa bình trở lại Chi bộ xã Thanh Thủy đã tập trung chỉ đạo nhân dân từ nơi sơ tán trở về ổn định sản xuất, lực lượng dân quân và bộ đội địa phương tháo gỡ một số bom mìn để giải phóng đất đai phục hồi sản xuất.
 
Năm 1973 tình hình trị an trên tuyến biên giới có nhiều diễn biến phức tạp, các phần tử xấu có biểu hiện tăng cường hoạt động; chúng phao tin đồn nhảm, nói xấu chế độ, kích động một số người đòi lại ruộng đất, buôn lậu trâu, ngựa, lương thực qua biên giới (bình quân hằng năm có hàng trăm con trâu, ngựa và hàng trăm tấn lương thực bị thu hút ra ngoài biên giới, trong khi nhân dân ta còn thiếu đói). Hàng công nghệ thực phẩm từ Trung Quốc tràn qua biên giới làm rối loạn thị trường của ta. Trật tự tri an rất phức tạp, ở xã Thanh Thủy cùng nhiều xã dọc biên giới khác, những thành phần không tốt từ bên Trung Quốc lén lút sang cư trú trái phép trên đất ta, một số vùng xâm canh, xâm cư không giải quyết được. Trước tình hình trên cấp ủy, chính quyền xã phối hợp cùng với công an, biên phòng triển khai thực hiện Nghị quyết số 39/NQ-TW của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tăng cường các biện pháp giáo dục cán bộ, đảng viên và nhân dân thấy rõ trách nhiệm đối với nhiệm vụ bảo vệ biên giới Tổ Quốc; đẩy mạnh thực hiện các biện pháp hành chính và pháp chế, kiên quyết trấn áp những kẻ chống đối chính trị, kịp thời điều tra, truy tố những ổ trộm cắp, buôn lậu, bọn cố tình vi phạm quy chế biên giới; tăng cường công tác kiểm soát hành chính, nhanh chóng làm giảm tình trạng vượt biên trái phép. Đẩy mạnh công tác quản lý thị trường biên giới, bảo đảm hoạt động cho chợ biên giới ổn định bình thường, lương thực, thực phẩm và tài sản quý của ta không bị hút ra ngoài, hàng công nghệ phẩm không tràn vào thị trường của ta. Những cố gắng lớn của quân và dân xã Thanh Thủy đã làm cho trật tự trị an biên giới được giữ vững.
 
Nhằm rút kinh nghiệm chỉ đạo các phong trào thi đua của quần chúng, cuối năm 1973 xã Thanh Thủy tổng kết thành tích trong 8 năm chống Mỹ cứu nước (1965 - 1972), hàng trăm thanh niên, phụ nữ đạt danh hiệu “Thanh niên 3 sẵn sàng”, "Phụ nữ 3 đảm đang". Trong đó nhiều chị em đạt danh hiệu: "Phụ nữ 3 đảm đang” 6 năm liền. Lớp người tiễu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng ngày càng nhiều. Những cán bộ gương mẫu, đảng viên 4 tốt, đoàn viên thanh niên 4 tốt, phụ lão 3 giỏi, trí thức 3 quyết tâm, các cháu ngoan Bác Hồ là những đoá hoa tươi thắm trong vườn hoa muôn mầu sắc. Vườn hoa đó đã sản sinh ra hàng chục tổ, đội lao động XHCN, HTX tiên tiến suất sắc, chiến sĩ thi đua và lao động tiên tiến. Nhân dân các dân tộc Thanh Thủy đã vượt qua mọi khó khăn gian khổ để sản xuất, học tập, công tác, sẵn sàng chiến đấu đạt năng xuất lao động và hiệu quả công tác cao.
 
Năm 1974 sản xuất nông lâm nghiệp của xã Thanh Thủy tiếp tục tăng trưởng, hợp tác xã của xã đạt năng xuất từ 4,5 tấn/ha/2 vụ đến 4,9 tấn/ha/2 vụ.
 
Bước ra khỏi chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ, quân và dân xã Thanh Thủy vừa khẩn trương khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, vừa ra sức củng cố quốc phòng, không ngừng chi viện cho miền Nam, làm nhiệm vụ hậu phương đối với tiền tuyến lớn. Song song với khôi phục và phát triển sản xuất, Thanh Thủy vẫn duy trì đại bộ phận lực lượng dân quân tự vệ làm nhiệm vụ trực chiến, bảo vệ trị an. Công tác tập huấn bồi dưỡng cán bộ được quan tâm chú trọng, 100% dân quân tự vệ được củng cố huấn luyện theo kế hoạch. Xã Thanh Thủy phát động toàn dân chăm lo công tác hậu phương quân đội và chỉ đạo các ngành và hợp tác xã tăng cường quan tâm giúp đỡ cả về mặt vật chất lẫn tinh thần cho các đối tượng chính sách, các gia đình liệt sỹ, thương binh, gia đình có công với cách mạng, vợ con bộ đội được hợp tác xã, đoàn thanh niên, học sinh, dân quân tự vệ thường xuyên chăm sóc giúp đỡ về mọi mặt. Chính nhờ sự quan tâm tận tình của các ngành các giới ở hậu phương mà lớp lớp thanh niên đã hăng hái lên đường nhập ngũ, an tâm phục vụ quân đội, lập công xuất sắc ở chiến trường.
 
Năm 1974 dân quân tập trung lực lượng mở đường, khai mương đưa nước vào ruộng, làm đường ô tô từ Thanh Thủy đi Lao Chải.
 
Trải qua 20 năm (1955 - 1975) phấn đấu bền bỉ, kiên cường, quân và dân xã Thanh Thủy đã giành được thắng lợi to lớn, nền kinh tẽ địa phương từ chỗ nghèo nàn lạc hậu, tự cung tự cấp đã phát triển vượt bậc, năng suất, sản lượng tăng lên qua các năm. Cơ sở vật chất kỹ thuật HTX và kinh tế địa phương được tăng cưòng, đảm bảo yêu cầu sản xuất, phục vụ đời sống nhân dân và chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến đánh Mỹ. Nhân dân các dân tộc Thanh Thủy vừa đẩy mạnh sản xuất vừa sẵn sàng chiến đấu giữ vững an ninh chính trị góp phần đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Sự nhất trí trong Đảng, trong nhân dân được phát huy cao độ, tạo nên sức mạnh to lớn đây là những nhân tố hết sức quan trọng, tạo tiền đề vững chắc để Đảng bộ và nhân dân Vị Xuyên vững bước tiến quân vào giai đoạn cách mạng mới, giai đoạn cách mạng XHCN trên phạm vi cả nước.{{Danh sách xã, thị trấn thuộc huyện Vị Xuyên}}
 
[[Thể loại:Xã, thị trấn thuộc huyện Vị Xuyên]]