Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vạn lý Trường chinh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 4:
== Bối cảnh ==
[[Tập tin:Voa chinese Long March first starting point 11may10.jpg|nhỏ|phải|200px|Tượng đài tưởng niệm cuộc Vạn lý Trường chinh]]
Từ năm 1930, lãnh đạo [[Trung Quốc Quốc Dân Đảng]] là [[Đại thống chế]] [[Tưởng Giới Thạch]] bắt đầu lo ngại trước sự bành trướng mau lẹ và mạnh mẽ của quân cộng sản tại căn cứ Giang Tây, nên tập trung sức mạnh vào việc tiêu diệt. Quân cộng sản đứng đầu là [[Mao Trạch Đông]] áp dụng chiến thuật:
:''Địch tiến, ta lui.''
:''Địch dừng lại, ta quấy rối.''
Dòng 11:
Nhờ chiến thuật đó, quân cộng sản thắng được hai đợt bao vây đầu tiên của Quốc dân Đảng.
 
Năm 1931, Tưởng tập trung một lực lượng hùng hậu trên 300 ngàn binh sĩ, với ý định tràn ngập căn cứ Xô viết Giang Tây (cộng sản chỉ có 30 ngàn). Nhưng chính lúc đó quân [[Nhật Bản|Nhật]] tiến chiếm [[Mãn Châu]], khiến Tưởng Giới Thạch phải tạm hoãn chiến dịch để lo đối phó với quân Nhật. Nhờ vậy, quân cộng sản có đủ thời giờ dưỡng sức, đánh bại được đợt bao vây lần thứ tư của Quốc dân Đảng.
 
[[Tập tin:Chiang-1.jpg|phải|nhỏ|150px|Đại thống chế Tưởng Giới Thạch, năm 1934 (thời kỳ bao vây Giang Tây)]]
Dòng 20:
 
==Hồng quân quyết định rút lui==
Để tránh bị tiêu diệt, bằng một quyết định táo bạo, các lãnh tụ phe cộng sản quyết định đưa quân rút lui lên vùng hoang giá của miền bắc Trung Hoa. Riêng [[Trần Nghị]] <ref>Trong một trận giao chiến với quân Quốc dân đảng, Trần Nghị bị trúng một viên đạn vào mông, xương hông bị vỡ, và vết thương chưa lành, tình trạng sức khoẻ của Trần Nghị không cho phép di chuyển theo đại quân. Ngoài ra Trần Nghị được chọn nhiệm vụ ở lại vì" Không một khe núi, một nhánh sông nào trong vùng mà Trần Nghị không biết rõ" và ông có uy tín lớn đối với dân chúng trong khu vực.</ref> được giao phó trọng trách ở lại, áp dụng chiến thuật du kích, quấy phá để cầm chân đối phương. Quân số dưới quyền Trần Nghị có khoảng 30 ngàn người, trong đó có trên 10 ngàn bị thương nặng, chỉ có bảy ngàn được huấn luyện như quân chính quy, số còn lại chỉ là dân quân du kích, phần lớn chưa bao giờ được dùng súng, chỉ được cung cấp dao và lựu đạn, trong số người ở lại còn có [[Cù Thu Bạch]], tổng bí thư tiền nhiệm đang bị ốm, [[Mao Trạch Đàm]], em trai Mao Trạch Đông. Sau khi Hồng quân rút đi vài tuần, quân Quốc Dân Đảng tràn vào vùng Xô viết tàn sát Hồng quân, chỉ có vài trăm người sống sót<ref name="tqcmtd">Trung Quốc của Mao Trạch Đông, tác giả tiến sĩ Ralf Berhorst, người dịch Phan Ba, GEO EPOCHE xuất bản.</ref>, Mao Trạch Đàm bị giết ngày 26/4/1935, Cù Thu Bạch bị bắt, bị tra tấn và dụ hàng nhưng ông vẫn giữ vững khí tiết, sau đó thì bị Quốc dân đảng hành quyết vào ngày 18/06/1935 khi mới 35 tuổi.
 
== Diễn biến ==
Ngày 10 tháng 10 năm 1934 bắt đầu cuộc trường chinh. Hệ thống lãnh đạo được tổ chức rất chặt chẽ. [[Otto Braun]], tư lệnh hồng quân, [[Bác Cổ]], tổng bí thư Đảng, và [[Chu Ân Lai]], chủ tịch Ủy ban Quân sự và phụ trách các vấn đề hành chánh; (Mao Trạch Đông đang mất quyền lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc<ref>Lúc này phe thân Nga đang lấn át tất cả những đảng viên không được huấn luyện tại Nga. Hai năm trước Mao Trạch Đông bị loại ra khỏi các chức vụ quân sự, chính trị và gần như đang bị giam lõng</ref>) tư lệnh phó [[Chu Đức]], giám đốc bộ chính trị Vương Gia Tường và tham mưu trưởng Lưu Bá Thừa. Hồng quân được phân làm hai lộ quân, lộ quân thứ nhất do [[Diệp Kiếm Anh]] lãnh đạo, lộ quân thứ hai do Lý Quế Nhân và Ðặng Phát chỉ huy.
[[Tập tin:Long march Mao.jpg|phải|nhỏ|[[Mao Trạch Đông]] trong cuộc Vạn lý Trường chinh.]]
 
Tương quan lực lượng lúc bắt đầu cuộc trường chinh như sau: Hồng quân có 90.000 quân với 33,243 khẩu súng đủ loại, trong đó có 651 súng hạng nặng, 38 khẩu moọc-chê, hai triệu băng đạn, gần ba ngàn đạn moọc-chê và gần 80 ngàn lựu đạn. [[Tưởng Giới Thạch]] huy động 100 trung đoàn, gồm khoảng từ 300 tới 400 ngàn quân để truy đuổi Hồng quân.
 
Để giữ bí mật và tránh bị quân Quốc dân đảng truy kích đoàn người ngày nghỉ đêm đi, chọn những con đường mòn, và tránh những con lộ lớn. Lúc này quân Quốc dân đảng vẫn chưa khám phá được cuộc rút lui của Hồng quân, và chưa bắt đầu cuộc truy kích, Tưởng Giới Thạch vẫn yên trí Hồng quân sắp bị tận diệt đến nơi và không còn cách nào thoát được vòng vây của quân Quốc dân đảng.