Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thanh Thủy, Vị Xuyên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n chính tả, replaced: tập chung → tập trung (2)
Dòng 1:
Thanh Thủy là một xã miền núi, biên giới phía Bắc của huyện Vị Xuyên, cách trung tâm huyện lỵ 41  km, cách trung tâm tỉnh lỵ 20  km; có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của huyện Vị Xuyên. Trên địa bàn xã có 12 dân tộc anh em sinh sống vốn có truyền thống đoàn kết, giầu lòng yêu nước, kiên cường dũng cảm trong đấu tranh, cần cù, thông minh trong lao động. Xã có 02 thôn biên giới giáp gianh với Trấn Thiên Bảo, huyện Ma Li Pho, tỉnh Vân Nam Trung Quốc (thôn Nặm Ngặt và thôn Giang Nam), đường biên giới qua 02 thôn dài 8,438  km, từ mốc 256 đến mốc 268 ''(theo Công văn số: 3487/BNG-UBBG, ngày 04/10/2011 của Bộ ngoại giao).'' 
 
Tương truyền, từ khoảng trên 300 năm về trước, Biên giới của Trung Quốc từ Pa Hán đi ngược lên phía Bắc 2 đến 3 ngày đường qua nhiều thôn, bản ở hai bờ nơi khởi nguồn Sông Lô: Bản Đâu, Đong Cun, Coóc Chủ, Na Shai, Ải Pổng, Bản Na, Thỉnh Mia, Na Má, Thỉnh Pau, Nhảng shày… nơi có nhiều dân tộc người Nùng, Dao, Tày, H'Mông sinh sống và đến một vùng người Nùng gọi là “Ha lắm Ha vải” (Phấn mào - Cỏ chanh rẽ đôi), tương truyền này cũng khớp với Ngô Cao Lãng ghi lại trong sách ''Lịch triều tạp kỷ'', như sau: “Bấy giờ quan nhà Thanh cho chia gianh giới hai nước bằng sông Đổ Chủ, nhưng thổ quan phủ Khai Hóa chỉ láo vào sông Đổ Chủ giả để chực chặn lấy các thôn xã ở Bảo Sơn. Bọn Công Thái xông pha lam chướng, vượt nơi hiểm trở, đi qua các mỏ đồng mỏ bạc, nhận ra được sông Đổ Chủ thật, bèn cùng quan nhà Thanh, hai bên tự đi báo lại, tranh biện và bẻ lí mãi, rồi lập đồng trụ làm giới mốc thế là việc cương giới mới ổn định. Mỏ đồng Tụ Long lại thuộc về ta”. Từ Ngày thấy người Tây Mũi Lõ, Mắt xanh xuất hiện, Biên giới Việt-Trung mới tiến sát xuống sát Pa Hán như ngày nay. 
Dòng 74:
Trước yêu cầu, nhiệm vụ lãnh chỉ đạo trong tình hình mới, tháng 3 năm 1955 chi bộ đảng xã Thanh Thủy được thành lập, chi bộ có 03 đảng viên được chuyển sinh hoạt từ chi bộ Cầu Châu về để thành lập chi bộ riêng; đồng chí Nguyễn Văn Phòng làm Bí thư, đồng chí Lý Sào Tráng làm Phó Bí thư kiêm Chủ tịch Ủy ban hành chính xã. Nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo của chi bộ thời kỳ này là vận động nhân dân tăng gia sản xuất, cứu đói; khai hoang phục hóa diện tích đất nông nghiệp; củng cố lực lượng dân quân phối hợp với các lực lượng bảo vệ bên giới.
 
Sự kiện Chi bộ Đảng xã Thanh Thủy ra đời là một bước ngoặt lịch sử quan trọng, đánh dấu một bước phát triển mới của phong trào cách mạng trong xã dưới sự lãnh đạo trực tiếp của chi bộ Đảng. Ngay sau khi được thành lập, Chi bộ đã nhanh chóng tập chungtrung chỉ đạo bộ máy chính quyền, các đoàn thể và lực lượng dân quân du kích, phân công từng đồng chí Đảng viên và cán bộ xuống các thôn bản tuyên truyền, vận động nhân dân; giác ngộ quần chúng thực hiện đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước phù hợp với tình hình, đặc điểm của địa phương. Do thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động, nên tư tưởng của người dân thông suốt; đã thu hút được đông đảo nhân dân các dân tộc trong toàn xã tích cực tham gia phát triển sản xuất nâng cao cuộc sống, bảo vệ an ninh, hưởng ứng xây dựng phong trào cách mạng; uy tín của Đảng ngày càng được nâng cao trong quần chúng và trở thành niềm tin của các dân tộc, thúc đẩy mọi người thực hiện tốt nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới.
 
Cuối năm 1946, quan hệ giữa ta và Pháp hết sức căng thẳng, thực dân Pháp âm mưu cướp nước ta một lần nữa. Ngày 20 tháng 11 năm 1946 thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Hải Phòng, thị xã Lạng Sơn, tiếp đó chúng cho quân đổ bộ lên cảng Đà Nẵng. Tại Hà Nội, Pháp luôn khiêu khích và gây ra nhiều vụ đổ máu.
Dòng 90:
Hưởng ứng lời kêu gọi toàn dân kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân xã Thanh Thủy đã tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp với ý chí sắt đá "Thà hy sinh tất cả chức không chịu làm nô lệ".  Đầu năm 1948 vùng trống biên giới duy nhất thực dân Pháp chưa chiếm được chính là Đồng Văn và Vị Xuyên, hòng bịt nốt "đoạn thủng" này, quân Pháp từ Hoàng Su Phì đánh ra Yên Bình (Bắc Quang) hướng khác vượt Tây Côn Lĩnh đánh ra Thanh Thủy, Lao Chải (Vị Xuyên) nhằm cắt đứt quốc lộ 2, bao vây tỉnh lỵ Hà Giang từ hai hướng.
 
Ngày 10 tháng 4 năm 1948 địch vượt Tây Côn Lĩnh đánh chiếm Lao Chải và Thanh Thủy (huyện Vị Xuyên). Tại đây ông Chủ tịch Nậm Lạn là Bàn Văn Sửu đã lôi kéo dân quân làm phản chống lại cách mạng, chúng giết hại một số cán bộ, chiến sỹ bộ đội ta ở hai đồn Lao Chải, Thanh Thủy. Ngày 14 tháng 4 năm 1948 địch chiếm Lao Chải, Thanh Thủy (huyện Vị Xuyên), quân ta rút về chặn địch ở Bản Sửu (xã Phương Tiến) cách thị xã Hà Giang 11  km.
 
Sau hơn một tháng liên tục mở các cuộc tiến công chiếm đất, giành dân, buộc địch phải tạm ngừng tiến công vì khó khăn thiếu thốn về quân số, hậu cần. Chúng tập chungtrung củng cố các vị trí đã chiếm được, lực lượng địch trên toàn mặt trận Bắc Quang, Hoàng Su Phì, Vị Xuyên có gần 2000 tên, thành phần chỉ huy phần đông là lính Pháp cũ (trong đó có 30 sỹ quan Pháp), đóng giữ trên 20 đồn bốt từ Thanh Thủy, Lao Chải (huyện Vị Xuyên) qua Hoàng Su Phì, Cốc Pài tới Khuôn Lùng, Yên Bình (Bắc Quang) tạo thành một vòng cung khống chế biên giới Việt - Trung đoạn qua hai huyện Hoàng Su Phì và Vị Xuyên, ủy hiếp tỉnh lỵ Hà Giang và quốc lộ 2.
 
Đối với các vùng do ta kiểm soát chúng câu kết với thổ phỉ giáp biên giới do Hạng Sào Chúng cầm đầu để đán phá, cướp bóc thường xuyên, thực dân Pháp dùng máy bay bắn phá tỉnh lỵ Hà Giang, thị trấn Bắc Quang, Vĩnh Tuy trên trục quốc lộ 2, Thanh Thủy trở thành chiến trường chính của Liên khu 10.
Dòng 192:
Trong thời gian này xã đặc biệt coi trọng việc củng cố xây dựng lực lượng vũ trang địa phương. Hội đồng nghĩa vụ quân sự được kịên toàn hoạt động có nề nếp. Dân quân du kích được tổ chức theo từng HTX và tổ đổi công do Ban quản trị HTX trực tiếp quản lý. Xã Thanh Thủy liên tục phát động quần chúng bảo vệ tri an ở cơ sở. Các cuộc vận động trên được kết hợp chặt chẽ với các cuộc vận động phát triển sản xuất, cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Do vậy, an ninh chính trị, trật tự xã hội được giữ vững.
 
Trước tình hình cả nước có chiến tranh, Đảng và Chính Phủ quyết định kết thúc kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) để chuyển sang nền kinh tế thời chiến. Do chủ quan nôn nóng tỉnh và huyện đề ra chỉ tiêu quá cao, các mục tiêu kinh tế xã hội chủ yếu không hoàn thành, tốc độ phát triển nông - công nghiệp - lâm nghiệp - chăn nuôi chậm. Sản lượng lương thực tăng chủ yếu do diện tích tăng, tăng năng suất chậm.
 
[null '''IV. Chi bộ cùng cả nước xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa, chống chiền tranh phá hoại và chi viện cho tiền tuyến đánh thắng giặc Mỹ (1965 - 1975).''']
Dòng 210:
Tháng 4 năm 1965 thanh niên các dân tộc xã Thanh Thủy sôi nổi hưởng ứng phong trào thi đua: "Thanh niên ba sẵn sàng" (sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng nhập ngũ, sẵn sàng đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần); "Phụ nữ ba đảm đang" (đảm đang sản xuất, công tác; đảm đang việc nhà; đảm đang chiến đấu và phục vụ chiến đấu thay chồng, con ra trận) do Trung ương Đoàn và Trung ương Hội phụ nữ phát động được thanh niên, phụ nữ trong xã nhiệt tình hưởng ứng.
 
Ngày 10 tháng 8 năm 1965 ở Thanh Thủy dọc quốc lộ 2 và thị xã Hà Giang, máy bay Mỹ liên tục hoạt động do thám. Công tác sơ tán, phòng không ở khu vực thị xã và dọc quốc lộ số 2 lên đến biên giới xã Thanh Thủy được thi hành triệt để. Mỗi gia đình ở dọc quốc lộ 2 đều chuẩn bị 1 bó đuốc và từ 2-32–3 m<sup>3</sup> đá sẵn sàng đảm bảo giao thông khi địch đánh phá. Công tác đào hầm, hố phòng tránh được tiến hành khẩn trương tích cực. Trong 2 năm (1965-1966), quân dân trong xã đã đào ....... hầm có nắp, ....... hố cá nhân, hàng trăm mét hào giao thông.
 
Trong điều kiện chiến tranh phá hoại, sự nghiệp giáo dục, y tế vẫn tiếp tục phát triển, nhiều trường, lớp phải phân tán nhưng tỷ lệ học sinh vẫn tăng lên qua các năm. Đến năm 1967 xã Thanh Thủy đã có trường cấp I, hầu hết trường sở, trạm y tế đều do các HTX đóng góp xây dựng. Phong trào vệ sinh yêu nước được duy trì phát triển tốt, mạng lưới y tế phát triển mạnh tới thôn bản. Các bản làng đều xây dựng được các nguồn nước, phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt.
Dòng 222:
Dân quân du kích được huấn luyện theo phương án chống gián điệp biệt kích và bắn máy bay bay thấp bằng súng bộ binh kết hợp với huấn luyện tác chiến trị an trong làng xã. Hợp tác xã bảo đảm hậu cần, thực hiện chế độ bình công, chấm điểm cho hoạt động trực chiến, tuần tra, huấn luyện của dân quân.
 
Để phát huy mạnh mẽ hơn nữa khí thế của phong trào quần chúng bảo vệ trị an, tháng 3 năm 1968, Bộ Công an đã hướng dân các đơn vị trong toàn ngành tham gia thực hiện xây dựng xã, khu phố vững mạnh. Quán triệt hướng dân của Bộ, Đảng ủy, Ban Chỉ huy Công an nhân dân vũ trang Hà Giang đã khảo sát thực tế và chọn xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên làm thí điểm xây dựng xã vững mạnh để chỉ đạo nhân rộng ra các địa bàn khác. Tại thời điểm đó, Thanh Thủy có nhiều mặt mạnh: Khối đoàn kết giữa các dân tộc trong xã luôn được củng cố; nhân dân hăng hái tham gia phong trào hợp tác hóa; có nhiều thanh niên tòng quân chống Mỹ cứu nước, các chỉ tiêu nghĩa vụ được giao đều hoàn thành..
 
Qua 6 tháng triển khai thực hiện, tình hình xã Thanh Thủy đã có sự chuyển biến tích cực. Thanh Thủy đã trở thành xã khá toàn diện, từ sự chuyển mình của xã, có 8 thanh niên ưu tú, con em các dân tộc Tày, Nùng, Dao trong xã được kết nạp Đảng; chỉ trong 6 tháng, toàn xã đã khai phá thêm được 5 ha ruộng bậc thang. Từ chỗ gần 30% số dân thiếu đói, Thanh Thủy đã tự túc được lương thực; số người Trung Quốc xâm canh, xâm cư ở Phà Hản sau khi được quân và dân ta vận động đã trở về bên kia biên giới. Ta đảm bảo cho họ được thu hoạch hoa màu vụ cuối cùng, từ mô hình chỉ đạo điểm này đã nhân dân rộng ra các xã biên giới khác.